Học tập đạo đức HCM

Na Lạng Sơn tiêu thụ trôi chảy

Thứ hai - 13/09/2021 00:09
Mặc dù thị trường bị bó hẹp do tác động của dịch Covid-19, tuy nhiên việc tiêu thụ na Lạng Sơn vẫn diễn ra tương đối thuận lợi.

Tập trung tiêu thụ thị trường trong nước

Theo Sở NN-PTNT Lạng Sơn, vùng sản xuất na của tỉnh tập trung tại hai huyện Chi Lăng, Hữu Lũng với diện tích 3.600 ha, trong đó diện tích cho quả khoảng 3.100 ha. Trong niên vụ năm 2021, sản lượng na ước đạt 31.000 tấn. Hiện tại, sản lượng đã thu hoạch khoảng trên 18.000 tấn (đạt trên 60% tổng sản lượng).

Thời gian qua, việc tiêu thụ na vẫn diễn ra tương đối thuận lợi, chủ yếu tại thị trường trong nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình...

Hiện tại, sản lượng na đã thu hoạch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn khoảng trên 18.000 tấn (đạt hơn 60% tổng sản lượng). Ảnh: TL.

Hiện tại, sản lượng na đã thu hoạch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn khoảng trên 18.000 tấn (đạt hơn 60% tổng sản lượng). Ảnh: TL.

Trước đây na Lạng Sơn được một số thương lái xuất sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch (sản phẩm quả na tươi của Việt Nam chưa được Trung Quốc cho phép nhập khẩu chính thức). Tuy nhiên, những năm gần đây, Trung Quốc đã quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu hàng hóa, nên việc đưa na sang tiêu thụ hầu như đã dừng lại. Vì vậy, na quả năm nay tập trung tiêu thụ tại thị trường nội địa là chính.

Tại vựa na Chi Lăng (Lạng Sơn), theo thống kê của UBND huyện, vụ na năm nay toàn huyện có hơn 1.800 ha cho thu quả, sản lượng ước đạt hơn 18.000 tấn. Trong đó, na trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP hơn 613 ha.

Bà Nguyễn Thị Lý, Giám đốc HTX Nông sản Chi Lăng cho biết: Mặc dù dịch Covid-19 làm nhiều thị trường, đầu mối nhập hàng trước đây tạm dừng hoạt động, nhưng đến hiện tại việc thu hoạch và tiêu thụ na diễn ra không quá khó khăn.

Sức mua của thị trường không giảm so với cùng kỳ mọi năm, trung bình mỗi ngày HTX tiêu thụ từ 3 - 5 tấn, dự kiến vụ na năm 2021, HTX sẽ thu mua và xuất ra thị trường trên 120 tấn. Giá bán na cũng không có biến động nhiều, thời điểm đầu vụ na có giá từ 40.000 - 45.000 đồng/kg, hiện xuống còn từ 25.000 - 35.000 đồng/kg tùy từng loại (giá này tương đương với cùng kỳ mọi năm).

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là ở khâu vận chuyển na đi tiêu thụ, khi các thủ tục về việc di chuyển của xe chở hàng liên tục thay đổi, dẫn đến HTX cũng như nhiều đơn vị phải làm lại thủ tục để cấp phép.

Cung đường di chuyển của xe phải thay đổi, nên việc bố trí xe, nhân lực và điểm giao nhận hàng cũng phải thay đổi theo. Trong khi na rất nhanh chín, chỉ cần việc bảo quản không tốt, vận chuyển hàng không đảm bảo, để thời gian dài na sẽ dễ hỏng.

Bà Lý cũng đánh giá: Để sản phẩm na tiêu thụ thuận lợi trong bối cảnh dịch bệnh, hiện tại nên tập trung vào thị trường trong nước vì nhu cầu còn rất lớn, trong khi cước vận chuyển rẻ hơn, thủ tục đơn giản hơn so với việc đưa hàng đi xuất khẩu.

Các điểm bán hàng như siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng nông sản… được rất nhiều người dân ưa chuộng tìm đến mua hàng trong mùa dịch. Nếu đảm bảo được chất lượng sản phẩm, có truy suất nguồn gốc, chú trọng cải tiến mẫu mã bao bì… thì không khó để được thị trường đón nhận.

Hiện, HTX Nông sản Chi Lăng đã chủ động liên kết với nhiều doanh nghiệp, siêu thị trong và ngoài tỉnh như: Vinmart, H.Pro, Công ty Cổ phần HTS Việt Nam (Hà Nội)... để đảm bảo sản phẩm na tiêu thụ ổn định đến hết mùa vụ.

Đẩy mạnh tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử

Khi vụ na bước vào giai đoạn thu hoạch rộ cũng là lúc tình hình dịch Covid-19 có những diễn biến hết sức phức tạp trong phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói riêng, khiến công tác thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ na gặp rất nhiều khó khăn.

Na Lạng Sơn vẫn tiêu thụ khá thuận lợi, giữ được giá trong bối cảnh khó khăn của thị trường do dịch bệnh Covid-19. Ảnh: TL.

Na Lạng Sơn vẫn tiêu thụ khá thuận lợi, giữ được giá trong bối cảnh khó khăn của thị trường do dịch bệnh Covid-19. Ảnh: TL.

Trước tình hình đó, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở NN-PTNT Lạng Sơn đã xây dựng kịch bản sản xuất nông, lâm nghiệp năm 2021 trong tình hình dịch bệnh Covid- 19. Trong đó, đưa ra những dự báo về ảnh hưởng của dịch bệnh đến sản xuất nông nghiệp theo từng giai đoạn. Trên cơ sở đó, đề ra giải pháp, tổ chức thực hiện theo các cấp độ giãn cách xã hội.

Lạng Sơn đã thành lập tổ công tác hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, kết nối tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh. Tại các địa phương, thành lập các tổ, đội thống kê sản lượng, hỗ trợ thu hoạch, liên hệ với các thương lái thu mua nông sản, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho bà con nông dân.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh đến các thị trường trong nước và xuất khẩu qua các sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội.

Ngay từ đầu tháng 8/2021, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chủ trì tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến thương mại sản phẩm na Chi Lăng và sản phẩm OCOP nhằm quảng bá, giới thiệu, kết nối tiêu thụ cho sản phẩm na và các sản phẩm OCOP của tỉnh.

Theo bà Đinh Thị Thu, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Lạng Sơn: Để tháo gỡ khó khăn do thị trường tiêu thụ trong nước bó hẹp, ngoài việc tiêu thụ theo cách truyền thống thông qua các thương lái lấy hàng trực tiếp, Sở NN-PTNT đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai hỗ trợ nông dân tiêu thụ na qua các sàn thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng cho các hộ gia đình trên địa bàn hai huyện Hữu Lũng và Chi Lăng về cách thức lập tài khoản, đăng ký thanh toán trên hai sàn thương mại điện tử Postmart, Voso.

Qua quá trình triển khai hình thức bán hàng mới, người dân đã từng bước thay đổi tư duy bán hàng, cách tiếp cận với khách hàng. Đến nay, theo thống kê tại hai huyện, đã có trên 25.000 cửa hàng số tiêu thụ quả na. Quả na được bán trên sàn thương mại điện tử chiếm 70% doanh thu các mặt hàng nông sản được bán qua sàn thương mại điện tử. Ngoài ra, nhiều hộ dân cũng đã tự quảng cáo, bán hàng qua các trang mạng xã hội như facebook, zalo… khá hiệu quả, nhờ đó đã giảm bớt áp lực cho khâu tiêu thụ.

Ông Lương Thành Chung, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Chi Lăng cho biết: Để tháo gỡ khó khăn ở khâu tiêu thụ, việc đa dạng hình thức bán hàng của người dân trước sự biến động của thị trường là việc làm rất quan trọng.

Điều này không chỉ giúp giảm áp lực khi na thu hoạch rộ mà còn giúp người dân thay đổi tư duy về sản xuất. Từ việc tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng, thị hiếu khác nhau, người dân sẽ chủ động thay đổi hình thức canh tác để nâng cao chất lượng quả na theo hướng an toàn, bền vững.

Bên cạnh đó, việc bán hàng bằng công nghệ số cũng là phương pháp tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm na tới đông đảo khách hàng trên phạm vi lớn một cách hiệu quả và nhanh nhất..

https://nongnghiep.vn/na-lang-son-tieu-thu-troi-chay-d302461.html
Theo Trung Quân/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập87
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm83
  • Hôm nay23,763
  • Tháng hiện tại299,166
  • Tổng lượt truy cập90,362,559
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây