Học tập đạo đức HCM

Nam Định: Đổ nợ vì tôm nhưng lại giàu lên nhờ nuôi thêm cá "khủng"

Thứ hai - 04/05/2020 19:48
Mô hình nuôi tôm kết hợp với nuôi cá đặc sản của anh Phạm Văn Điệp (43 tuổi) ở xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường (Nam Định) không những giúp anh trả món nợ lớn sau 2 lần thất bại vì tôm, mà còn giúp anh giàu lên và có của ăn của để.

Bỏ nghề đạp xích lô ở thủ đô về quê lập nghiệp

Phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đến thăm mô hình cho cá đặc sản "ở chung" với tôm của gia đình anh Điệp vào những ngày cuối tháng 4. Anh kể, trước kia anh làm nghề đạp xích lô trên Hà Nội từ những năm 2000, rồi lại chuyển sang nghề làm nghề xe ôm. Sau nhiều năm chịu khó "cày" trên thành phố, anh cũng tiết kiệm được một khoản tiền kha khá.

 nam dinh: do no vi tom nhung lai giau len nho nuoi them ca 'khung' hinh anh 1

Anh Phạm Văn Điệp đang bắt cá trắm đen khủng được nuôi tại khu trang trại thủy sản của gia đình để bán cho khách hàng.

Những ngày vắng khách thu nhập bấp bênh, anh lại suy nghĩ về tương lai của mình, nhận thấy tương lai mịt mù phía trước nên anh quyết định tìm một nghề khác ổn định hơn. Sau mỗi lần về quê, anh thấy bà con ở địa phương phất lên vì nuôi tôm, chẳng cần tìm hiểu gì anh quyết định dốc hết vốn liếng vào con tôm.

“Do địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nuôi tôm, đầu năm 2004, tôi quyết định về quê nuôi tôm sú. Người khác nuôi thì được nhưng tôi cứ nuôi là chết, nuôi sang đến năm thứ 2 thì hết vốn, hơn 200 triệu đồng sau hàng chục năm đạp xích lô, chạy xe ôm ở thủ đô ngày nào đều "đội nón ra đi” theo đàn tôm chết", anh Điệp chia sẻ.

Chán nản chưa biết làm gì, anh Điệp lại lên Hà Nội làm nghề xe ôm. Nhưng được một thời gian, do công việc gia đình nên anh phải về quê. Sẵn có ao đầm nuôi tôm trước đó, chưa biết nuôi con gì anh liền đi mua cá trắm, trôi, mè, chép về thả. “Cá truyền thống dễ nuôi nên ao đầm rộng chẳng cần cho ăn chúng cũng lớn, năm đó tôi cũng kiếm được hơn 100 triệu đồng từ tiền bán cá”, anh Điệp nhớ lại.

 nam dinh: do no vi tom nhung lai giau len nho nuoi them ca 'khung' hinh anh 2

Mô hình nuôi tôm cá kết hợp của gia đình anh Điệp đang chứng tỏ được hiệu quả mang lại.

Đổ nợ vì nuôi tôm, giàu lên nhờ nuôi thêm cá

Muốn làm giàu nhanh hơn, anh Điệp quyết tâm đầu tư nuôi tôm thêm lần nữa, rút kinh nghiệm từ lần trước, lần này anh tìm hiểu kỹ thuật nuôi tôm chu đáo hơn và đầu tư lớn hơn lần trước. Nhưng trớ trêu lần này anh lại thất bại thảm hại, tôm chết khiến anh đổ nợ và ôm món nợ "rất siêu to khổng lồ" là hơn 1 tỷ đồng.

“Sau lần tôm chết này trong đầu tôi không bao giờ dám nghĩ đến đầu tư vào con tôm nữa, một món nợ quá lớn không biết bao giờ trả được. Nhưnng nhìn đàn con thơ, rồi gia cảnh kiệt quệ khiến tôi càng phải phấn đấu, cố gắng nhiều hơn nữa”, anh Điệp tâm sự với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.

Tình cờ được một người bạn giới thiệu về mô hình nuôi tôm kết hợp với thả cá, sau khi đi thăm quan trực tiếp thấy dễ làm và hiệu quả nên anh Điệp quyết định đi vay mượn vốn lần nữa để đầu tư vào mô hình này. Kết quả thật bất ngờ, từ khi chuyển sang mô hình cho tôm "ở chung nhà" với cá chưa năm nào anh Điệp bị thất bại. Nhờ đó không những anh đã trả hết nợ do tôm chết mà còn có của ăn của để và nuôi con cái ăn học đến nơi đến chốn.

 nam dinh: do no vi tom nhung lai giau len nho nuoi them ca 'khung' hinh anh 3

Ngoài cá, mỗi năm anh Điệp thu được hơn 3 tấn tôm, mang về doanh thu 450 triệu đồng.

Anh Phạm Văn Điệp chia sẻ, mô hình nuôi tôm thẻ kết hợp cá hiệu quả kinh tế mang lại cao, trong khi đó chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn hẳn so với nuôi tôm chuyên canh. Đặc biệt, tỷ lệ thành công cao hơn và nếu có rủi ro thì thua lỗ cũng không đáng kể do con nọ bù con kia. "Do mình nuôi kết hợp nên mình sẽ thả với mật độ thưa hơn bình thường chính vì thế mà con tôm hay cá sẽ phát triển nhanh hơn...", anh Điệp tiết lộ.

Đặc biệt, theo anh Điệp, giữa con tôm và con cá còn hỗ trợ cho nhau phát triển, thức ăn thừa của cá sẽ được con tôm xử lý nên tiết kiệm được đáng kể chi phí thức ăn và giúp môi trường sống không bị ô nhiễm. Ngoài ra, các loại cá ăn nổi như cá trắm, cá chép... trong quá trình bơi sẽ tạo ra nguồn ôxy tự nhiên trong nước, giúp con tôm ăn ở tầng đáy phát triển tốt hơn.

“Nhờ cách nuôi kết hợp này mà tôm cá luôn phát triển tốt và có tôm cá bán quanh năm, trung bình một năm sẽ được một vụ cá và 2 vụ tôm”, anh Điệp cho hay.

 nam dinh: do no vi tom nhung lai giau len nho nuoi them ca 'khung' hinh anh 4

Ngoài 3 tấn tôm, trung bình mỗi năm anh Điệp thu hoạch được 30 tấn cá các loại, mang về doanh thu khoảng 1,8 tỷ đồng.

Theo anh Điệp, trung bình một năm anh thu về được hơn 3 tấn tôm (loại 50-60 con/kg) và hơn 30 tấn cá các loại , bình quân cá bán với giá 60.000 đồng/kg, Sau khi trừ hết chi phí, mỗi năm anh có lãi hơn 600 triệu đồng từ mô hình nuôi kết hợp này. “Mô hình nuôi tôm kết hợp nuôi cá rất dễ làm, tăng thu nhập, tỷ lệ thành công cao hơn....có thể áp dụng trong các ao nuôi cá hiện nay”, anh Điệp vui vẻ nói.

Chia sẻ về kỹ thuật nuôi tôm kết hợp nuôi cá anh Điệp tiết lộ, sau mỗi lần thu hoạch cần bơm cạn nước và phơi đáy ao 1 tháng trước khi thả tôm giống, cá giống. Trong qua trình nuôi cần xử lý nước và đáy ao định kì, tạo môi trường sống lý tưởng cho tôm, cá phát triển.

"Đối với tôm, trước khi thả xuống ao nuôi chung với cá thì phải ươm to bằng cái ruột bút bi, cứ 10.000 m2 thả khoảng 1 vạn tôm giống. Còn đối với cá thì thả với mật độ thấp hơn. Các loại cá có thể nuôi kết hợp và cho giá trị cao như cá trắm đen, trắm cỏ, cá chép...Trong các loại cá thả ao tôm thì cá trắm đen đặc sản mang lại giá trị kinh tế lớn. Mỗi lần bắt cá, gia đình tôi toàn bán các loại cá trắm đen khủng, trọng lượng từ 3-6kg...", anh Điệp cho biết.

http://danviet.vn/nha-nong/nam-dinh-do-no-vi-tom-nhung-lai-giau-len-nho-nuoi-them-ca-khung-1084912.html

Theo Phạm Anh/danviet.vn



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập130
  • Hôm nay32,085
  • Tháng hiện tại1,124,953
  • Tổng lượt truy cập92,298,682
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây