Học tập đạo đức HCM

Quảng Nam: Sang Thái học nuôi con “gáy cả ngày cả đêm”, 7X thu lãi hàng trăm triệu/năm

Chủ nhật - 26/07/2020 20:06
"Vua dế" là tên gọi thân thương mà người dân xóm Chay (thôn Thanh Quýt 3, xã Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) dành cho anh Nguyễn Văn Hưng. Người đầu tiên xây dựng mô hình nuôi dế thịt nơi vùng đồng bạt ngàn của quê hương.

Sang Thái học nuôi dế

Bôn ba mưu sinh bằng nhiều việc, nhưng anh Nguyễn Văn Hưng (46 tuổi) vẫn thấy cuộc sống còn lắm chật vật và khó khăn. 

Năm 2005, trong một lần vào miền Nam làm nghề thợ xây, anh biết đến mô hình nuôi dế của một số hộ dân ở huyện Củ Chi (TP.HCM) và đem lòng say mê, tìm tòi học hỏi với ý định làm giàu từ loài dế ưa gáy ngày gáy đêm này.

Sang Thái học nuôi con “gáy cả ngày cả đêm”, 7X xứ Quảng thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 1.

Anh Nguyễn Văn Hưng, chủ trại dế Ba Hưng tại thôn Thanh Quýt 3, xã Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Suốt 2 năm làm việc nơi đất khách, anh Hưng cố gắng tích lũy kinh nghiệm nuôi dế và tìm tòi nhiều kiến thức nuôi dế. Cứ nơi nào có mô hình nuôi dế giỏi, hiệu quả cao là anh lại tìm đến để tham quan, học hỏi, đúc rút cho mình nhiều bài học kinh nghiệm. 

Đặc biệt, anh lặn lội sang tận Thái Lan để xem cách người dân ở đây chọn dế giống, lai tạ dế, và cách cho dế đẻ, nhân đàn dế.
 

Anh Nguyễn Văn Hưng nhớ lại nói: “Sau nhiều lần thất bại tôi đã nắm chắc kiến thức, kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi dế. Năm 2007, tôi quyết định đem con vật này về quê lập nghiệp. Nhưng vì chưa nắm bắt được khả năng sinh trưởng của dế tại miền khí hậu khắc nghiệt của miền Trung, nên tôi vấp phải nhiều khó khăn...".

Đó là tình trạng đàn dế nuôi ở tỉnh Quảng Nam không sinh trưởng, trứng dế không nở và dế nuôi chết rất nhiều khiến anh Hưng thiệt hại hàng chục triệu đồng vào thời điểm đó.

Vì anh Hưng là người đầu tiên đem "nhân vật chính" trong “Dế Mèn phiêu lưu ký” về miền quê nghèo với ý định làm giàu, nên khiến bà con gần xa vừa tò mò vừa nể phục “lá gan lớn” của anh. 

Ai cũng đều ủng hộ và động viên anh cố gắng phát triển mô hình nuôi dế. Chính vì thế, trại dế của anh Hưng sớm vượt qua những trở ngại về điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, môi trường ở miền Trung. Hiện nay, trại dế của anh có tổng diện tích hơn 3.000m2, chủ yếu lai tạo và nhân giống dế với số lượng lớn.

Đó cũng là lý do nhiều người gọi anh Nguyễn Văn Hưng với biệt danh "vua dế".

Sang Thái học nuôi con “gáy cả ngày cả đêm”, 7X xứ Quảng thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 2.

Trứng dế sẽ nở sau 7 ngày và được bố trí nơi ở, mật độ ở phù hợp qua từng độ tuổi.

Anh Hưng cho hay, giống dế tự nhiên khó nuôi nên phải lai tạo giống sao cho phù hợp với điều kiện khí hậu vùng miền. 

Sang Thái học nuôi con “gáy cả ngày cả đêm”, 7X xứ Quảng thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 3.

Hiện nay, thị trường có nhu cầu tiêu thụ dế thịt rất lớn, dế thương phẩm giá 200.000 đồng/kg nhưng không đủ hàng để cung ứng.

Đối với vùng đất Quảng Nam, mùa khô thì nắng nóng 40 độ C, mùa mưa thì kéo dài và khá lạnh nên phù hợp phát triển giống dế Thái hoặc giống dế vàng. Hơn 10 năm nuôi dế, trang trại dế Ba Hưng đã lai tạo nhiều giống dế mới, thuận tiện cho mục đích chăn nuôi.

Lãi hơn 120 triệu đồng/năm

Theo anh Hưng, dế là loài động vật ăn tạp dễ nuôi, nhưng để đạt được sản lượng cao, chất lượng tốt và tỉ lệ hao hụt trong chăn nuôi thấp thì đòi hỏi người nuôi phải tuân thủ một số yếu tố quan trọng. 

Sang Thái học nuôi con “gáy cả ngày cả đêm”, 7X xứ Quảng thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 4.

Thức ăn chính của dế là các loại rau, cỏ, củ quả sạch, có thể bổ sung bột cám gạo để tăng trưởng nhanh.

Đó là, người nuôi phải tạo một môi trường sinh trưởng tự nhiên cho dế sinh sôi, nuôi trong phòng kín, thông thoáng vào mùa hè và giữ nhiệt vào mùa đông. Tùy vào độ tuổi của dế mà phân bổ mật độ sinh trưởng phù hợp, điều này giúp dế tăng trọng nhanh, không ăn thịt nhau, hạn chế mầm bệnh.
 

Anh Nguyễn Văn Hưng vừa cho dế ăn bột vừa nói: “Dế là loài ăn thực vật, nên tôi cho ăn rau cỏ là chủ yếu, bổ sung thêm bột cám gà xay nhỏ vừa đủ trong ngày để dế tăng trưởng nhanh. Khi cho dế ăn thì rửa sạch rau, để ráo và sau một ngày phải lấy thức ăn thừa ra khỏi chuồng. Bên cạnh đó, tôi bổ sung nước và “giải nóng” cho dế bằng cách phun sương một lượng nhỏ vừa phải, hoặc dùng thêm quạt hơi nước”.

Tại trại dế Ba Hưng, dế nuôi được 30 ngày sẽ xuất bán thương phẩm cho nhiều nhà hàng, quán ăn trên khắp các tỉnh thành. 

Dế bố mẹ sau 45 ngày sẽ bắt đầu sinh sản trong khoảng 10-15 ngày và chết dần. Một tuần sau trứng nở và được nuôi trong thùng xốp có dán keo vàng ở miệng thùng, để dế không bò ra ngoài.

Hiện nay, dế thịt là mặt hàng có sức tiêu thụ rất mạnh và đang thiếu hụt nguồn cung. Trang trại của anh Hưng cung cấp giống và nhận bao tiêu dế của nhiều hộ mới tham gia sản xuất trong vùng (180.000 đồng/kg), cung cấp ra thị trường khoảng 25kg dế thương phẩm mỗi ngày, với giá 200.000 đồng/kg. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, anh thu lãi hơn 120 triệu đồng.

Sang Thái học nuôi con “gáy cả ngày cả đêm”, 7X xứ Quảng thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 5.

Giống dế vàng nuôi tốt trong mùa hè, có vòng đời 65 ngày.

Theo anh Hưng, nuôi dế đem lại lợi nhuận kinh tế cao, chi phí thấp, lại không gây ô nhiễm môi trường. Năm 2014, tôi tận dụng nguồn thức ăn là những con dế bị thải, hoặc không đạt chất lượng để làm thức ăn nuôi rắn mối, số ít bán làm mồi cho chim ăn (140.000 đồng/kg).

"Rắn mối dễ nuôi, lại có giá thành cao đạt 400.000 đồng/kg, nhưng tôi chủ yếu nhân và bán giống để cung cấp cho thị trường với giá khoảng 15.000 đồng/con. Chính vì tiềm năng kinh tế từ mô hình nuôi dế và rắn mối cao, nên tôi sẵn sàng tư vấn kỹ thuật chăm sóc, truyền đạt kinh nghiệm cho bất cứ ai muốn học hỏi, vươn lên làm giàu…”, anh Nguyễn Văn Hưng hồ hởi cho biết thêm.

https://danviet.vn/quang-nam-sang-thai-hoc-nuoi-con-gay-ca-ngay-ca-dem-7x-thu-lai-hang-tram-trieu-nam-2020072609385153.htm

Theo Tuyết Nhung - Trần Hậu/danviet.vn


 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập442
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm439
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại858,437
  • Tổng lượt truy cập92,032,166
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây