Học tập đạo đức HCM

Xây dựng con người Quảng Ninh trong thời kỳ mới

Thứ bảy - 13/03/2021 22:23
Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, UBND tỉnh đã giao cho Sở Văn hóa - Thể thao chủ trì thực hiện Đề án "Xây dựng Bộ tiêu chí Người Quảng Ninh" trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, gọi tắt là Bộ tiêu chí Người Quảng Ninh.

Lễ hội Tiên Công tôn vinh đạo hiếu của con người Quảng Ninh.

Thực ra, sách "Đại Nam nhất thống chí" đã từng nhắc đến khí chất của người Quảng Yên và Vân Đồn xưa. Sau này, một số công trình khác cũng có đề cập đến văn hóa Quảng Ninh, con người Quảng Ninh nhưng còn rải rác, chưa thống nhất và chưa có tính hệ thống. Vì thế nhận diện để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh là vấn đề hết sức cần thiết.

Nghị quyết số 11 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững" đã nhấn mạnh xây dựng con người Quảng Ninh phát triển toàn diện về đạo đức, lối sống, có lý tưởng, trách nhiệm, trình độ năng lực sáng tạo, có khả năng thưởng thức và sáng tạo cái đẹp, được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe. Đây là những định hướng rất cơ bản để xây dựng tiêu chí con người Quảng Ninh hiện nay. Hay nói khác đi, xây dựng Đề án tiêu chí Người Quảng Ninh chính là đưa Nghị quyết 11 của Tỉnh ủy vào cuộc sống.

Nhiệm vụ của Đề án xây dựng bộ tiêu chí Người Quảng Ninh là nghiên cứu đặc điểm văn hóa con người, vùng đất Quảng Ninh; xác định rõ những nhân tố tác động đến xây dựng con người Quảng Ninh trong bối cảnh kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; định hướng giá trị và chuẩn mực của con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Đề án xây dựng bộ tiêu chí cơ bản con người Quảng Ninh cần vươn tới và thực hiện. Từ đó, đề xuất các kiến nghị để tổ chức thực hiện Bộ Tiêu chí trên địa bàn tỉnh.

Đề án nhằm định hướng và tổ chức thực hiện những tiêu chí Người Quảng Ninh, điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của người Quảng Ninh nhằm xây dựng con người phát triển toàn diện về đạo đức, lối sống, có lý tưởng, trách nhiệm; trình độ, năng lực sáng tạo; có khả năng thích ứng và sáng tạo cái đẹp; được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh; được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe. Đề án cũng xây dựng bộ tiêu chí cơ bản người Quảng Ninh cần vươn tới và thực hiện; đề xuất các kiến nghị để tổ chức thực hiện bộ tiêu chí này trên địa bàn tỉnh. Bộ tiêu chí về con người là cơ sở để Quảng Ninh cũng như mỗi địa phương định hướng, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động tổ chức và xây dựng con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Dự kiến, Bộ tiêu chí Người Quảng Ninh sẽ gồm 4 chương, 22 điều. Phạm vi điều chỉnh của Bộ tiêu chí là điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của người Quảng Ninh, bao gồm tất cả những người sinh sống và làm việc, học tập trên địa bàn tỉnh. Đối tượng áp dụng của Bộ Tiêu chí là các tổ chức và cá nhân sinh sống, làm việc, học tập trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, nông dân, các lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên, doanh nhân.

Từng bước xây dựng Bộ Tiêu chí Người Quảng Ninh, Sở Văn hóa - Thể thao đã phối hợp với Viện Văn hóa và Phát triển (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức 2 cuộc tọa đàm ở TX Đông Triều và TP Cẩm Phả, 1 hội thảo khoa học tại thành phố Hạ Long. Đồng thời, Sở đã tranh thủ ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa, đông đảo tầng lớp nhân dân.

Xác định tiêu chí đặc trưng con người Quảng Ninh nhằm phát huy các giá trị tốt đẹp trong truyền thống lịch sử văn hóa, khơi dậy lòng tự hào và khát vọng cống hiến của nhân dân Vùng mỏ. Vì thế, có thể nói, đối với Quảng Ninh, đưa Nghị quyết số 11 của Tỉnh ủy vào cuộc sống là yêu cầu thiết yếu đối với cán bộ, nhân dân tỉnh trên con đường phát triển, hội nhập.

Việc xây dựng Bộ tiêu chí người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững là một yêu cầu vừa cơ bản, vừa cấp bách để hoàn thành mục tiêu “Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế nhanh, bền vững với phát triển văn hóa, con người, xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh” được Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV vừa qua xác định là một khâu đột phá, một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của tỉnh trong nhiệm kỳ 2020-2025. 

Theo Huỳnh Đăng/quangninh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập151
  • Hôm nay40,778
  • Tháng hiện tại884,727
  • Tổng lượt truy cập93,262,391
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây