Học tập đạo đức HCM

Mô hình trồng lúa Nhật mới tạo chuỗi xuất khẩu bền vững

Thứ hai - 04/06/2018 10:53
Hợp tác xã doanh nghiệp-nông dân hỗ trợ người trồng lúa nguồn phân, thuốc giống, quy trình và tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho doanh nghiệp.

Thành lập từ 2011, công ty cổ phần nông sản Vinacam (Agricam) xây dựng cánh đồng mẫu lớn chuyên canh lúa Nhật tập trung tại Cần Thơ, An Giang. Tổng diện tích đến 20.000 ha

Trong đó, doanh nghiệp đưa công nghệ chế biến lúa gạo vào sản xuất để xuất khẩu gạo đi Australia, Đài Loan, Mỹ… Ngoài ra, để tạo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu ổn định và lâu dài, Agricam liên kết với nông dân trồng lúa Nhật (ĐS1) theo nhiều mô hình hợp tác xã kiểu mới, bao gồm hợp tác xã Nông nghiệp Vinacam Tri Tôn (huyện Tri Tôn, An Giang).

Tiền thân của hợp tác xã là tổ hợp tác sản xuất lúa Nhật, được thành lập từ tháng 5/2016 và điều hành bởi giám đốc Nguyễn Thành An cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Agricam Lâm Thành Kiệt. Với tổng số vốn đầu tư khoảng 2 tỷ đồng, quy mô cánh đồng của hợp tác xã hiện là 500 ha. Trong đó, 39 thành viên thực hiện trồng lúa theo chương trình "1 phải 5 giảm" và áp dụng theo tiêu chuẩn GlobalGap.

polyad

Siêu thị cung cấp phân bón vật tư tại HTX Nông nghiệp Vinacam Tri Tôn.

Năm 2017, hợp tác xã đã ký hợp đồng bao tiêu 20.000 tấn lúa Nhật của 150 hộ nông dân thuộc các xã Tân Tuyến (huyện Tri Tôn, An Giang), Vĩnh Nhuận (huyện Châu Thành, An Giang) và một số xã thuộc huyện Hòn Đất (Kiên Giang).

Giá bao tiêu 57.000 đồng mỗi kg lúa tươi. Sắp tới, công ty và hợp tác xã có chính sách tăng giá thu mua lúa Nhật đối với những cánh đồng lúa đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Theo đó, giá mua dự kiến cao hơn 10% so với mức giá thông thường.

Ngoài ra, trong trụ sở, hợp tác xã cung ứng hơn 300 tấn phân bón các loại mỗi năm ngay tại siêu thị vật tư nông nghiệp.

Qua hợp tác xã nông nghiệp Vinacam Tri Tôn, công ty thực hiện các chính sách nhằm giảm chi phí tối đa đồng thời tăng lợi nhuận cho nông dân trồng lúa. Cụ thể, doanh nghiệp liên kết, phối hợp với công ty TNHH Adama Việt Nam, cung ứng phân bón nhập khẩu chất lượng cao cho thành viên trong hợp tác xã, với giá bán ưu đãi và cho nông dân nợ 4 tháng.

Bên cạnh đó, Agricam cũng hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về dư lượng của các thị trường xuất khẩu. Đồng thời, nông dân được tập huấn, thực hành kỹ thuật canh tác lúa ĐS1 theo công nghệ của Israel …

Cùng việc xây dựng các vùng nguyên liệu trồng lúa Nhật, công ty cũng đầu tư dây chuyền sản xuất lúa, gạo khép kín, cập nhật (Buhler Thụy Sĩ, Satake Nhật Bản). Khoản đầu tư này bao gồm khâu sấy lúa, xay xát liên hoàn, kiểm tra chất lượng trước khi đóng bao, hệ thống gia công ép trấu và hệ thống kho lưu trữ.

Hiện, doanh nghiệp có 3 nhà máy đặt tại huyện Thốt Nốt-Cần Thơ (công suất 500 tấn nguyên liệu một giờ), huyện Cờ Đỏ - Cần Thơ (200 tấn nguyên liệu một giờ) và huyện Tri Tôn - An Giang (700 tấn nguyên liệu một giờ). Tất cả đều sản xuất theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt chứng nhận HACCP.

polyad

Sản phẩm lúa gạo Agricam tham gia hội chợ nông sản tỉnh An Giang năm 2017. 

Sắp tới, hợp tác xã nông nghiệp Vinacam Tri Tôn cố gắng nâng dần chất lượng lúa lên mức chuẩn Organic. Mức giá bao tiêu sản phẩm này tăng gấp 1,5 lần so với đạt chuẩn GlobalGAP.

Phó tổng Giám đốc Agricam Trần Văn Hiếu chia sẻ: "Tháng 9/ 2017 Agricam đã thành lập thêm hợp tác xã nông nghiệp Vinacam Hòn Đất (huyện Hòn Đất, Kiên Giang) với diện tích canh tác 430 ha và 106 thành viên tham gia. Dự kiến cuối năm 2018 sẽ thành lập thêm hợp tác xã Lương An Trà (Kiên Giang) với quy mô khoảng 400 ha, hợp tác xã Vinacam Giồng Riềng (Kiên Giang) khoảng 350 ha và hợp tác xã Thạnh Trị (Sóc Trăng) khoảng 300 ha". 

Theo VnExpress

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập123
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm104
  • Hôm nay15,839
  • Tháng hiện tại479,268
  • Tổng lượt truy cập83,535,263
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây