Học tập đạo đức HCM

Chồng là giảng viên nông nghiệp, vợ lại có máu kinh doanh, họ lao vào làm giàu từ... rơm rạ

Thứ hai - 10/05/2021 09:13
Rời việc làm công ăn lương, cô vợ vào TP.HCM học khóa kỹ năng kinh doanh. Anh chồng giảng viên nông nghiệp "hú hí" thế nào mà cả hai lại lao vào “chơi với rạ”, dựng nghề trồng nấm rơm.

Đó là câu chuyện khởi sự trang trại nấm Thiên Quang của chàng thạc sĩ Trần Thanh Quang (46 tuổi, Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học công nghệ, Đại học Phú Yên) và vợ Nguyễn Phương Hiền (42 tuổi). Trang trại nấm này đặt ở xã An Chấn, huyện Tuy An, Phú Yên.

Câu chuyện vợ chồng đam mê làm nấm sạch - Ảnh 1.

Vợ chồng chị Nguyễn Phương Hiền bên kệ trồng nấm rơm ở trang trại Thiên Quang (ảnh: Hùng Phiên)
 

Khởi nghiệp với 100 triệu đồng vay vốn

Chia sẻ về hành trình trồng nấm, chị Hiền chia sẻ, trước kia chị  vốn làm kế toán cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, gắn bó nhiều năm nhưng cuộc sống vẫn cứ chật vật, khó khăn. Sau đó, chị nghỉ để chuyển hướng kinh doanh, làm thêm báo cáo thuế cho mấy chỗ quen biết. 

"Sau nhiều trăn trở, vợ chồng quyết định khởi sự trang trại nấm rơm từ khoảnh đất vườn của cha mẹ tôi. Chồng tôi vốn là giảng viên khoa nông nghiệp, có kỹ thuật trồng nấm; còn tôi có máu kinh doanh. Thế là gom góp, vay mượn vốn lập trang trại nấm Thiên Quang - tên ghép từ tên chồng và con trai", chị Hiền nói.

Đầu năm 2020, với khoảng 100 triệu đồng vốn vay ban đầu, vợ chồng chị thuê nhân công xây dựng lần lượt 4 trại trồng nấm. 1.500mđất vườn được bố trí hợp lý từ hồ ngâm rơm, nơi chất đống ủ, khu vào meo giống, nhà nuôi nấm,…

Câu chuyện vợ chồng đam mê làm nấm sạch - Ảnh 2.

Nấm rơm mọc trong đêm ở trang trại Thiên Quang (ảnh: Hùng Phiên)

Hiện tại, khu nhà kệ nuôi nấm đã đi vào ổn định, cho năng suất hiệu quả. Gần đây, vợ chồng chị Hiền tiếp tục triển khai trại trồng nấm trụ. 

Anh Quang bày tỏ: "Tôi đã dạy cho nhiều học trò trồng nấm thành công. Rồi tôi cũng làm vài liếp nấm nhỏ để có ăn trong gia đình. Thế nhưng khi mình trực tiếp làm nấm quy mô kinh doanh thì gặp không ít khó khăn. Trại nấm rộng nên đòi hỏi lắp đặt hệ thống che ủ phải đồng bộ. Nếu sơ xuất, nhiệt độ không phù hợp thì nấm mọc không đều, sẽ thất thu. Rồi phải canh thời gian vào giống sao cho khi thu hoạch nấm đúng dịp ngày rằm, đầu tháng để bán được giá hơn ngày thường. Nấm rơm dễ bị tác động khi thời tiết thay đổi… Phải thức khuya dậy sớm để hái nấm kịp giao bạn hàng. Ban đầu có vất vả nhưng rồi cũng dần quen, ngày càng mê thích với việc làm nấm hữu cơ".

Anh Quang giải thích: "Rơm sau khi ủ chín, tôi cho cấy giống đắp xoay quanh từng trụ gỗ dựng đứng. Trồng theo trụ như thế này rất dễ quây bạt tạo độ nóng cho tơ nấm phát triển đều, nấm mọc xoay tròn theo trụ, rất dễ dàng khi thu hái".

Xông vào chợ

Theo chị Hiền, khi đã trồng nấm kinh doanh thì phải tính toán chi li từ đầu vào đến đầu ra. Đó là việc tìm nơi đặt hàng mua rơm ngay từ đầu mỗi vụ lúa. Điều này nhằm chủ động nguồn nguyên liệu, giá rơm thấp hơn khi vào thời điểm khan hiếm. Bên cạnh đó, anh chị liên tục tập huấn nhân công bám chắc các khâu kỹ thuật, nhằm khai thác hiệu quả nhất trên từng đợt ủ nấm rơm.

Câu chuyện vợ chồng đam mê làm nấm sạch - Ảnh 4.

Sản phẩm nấm rơm sạch từ trang trại Thiên Quang (ảnh: Hùng Phiên)

Song song với xây dựng trang trại, chị Hiền lên kế hoạch "xông ra chợ" để lo đầu ra. Với sản phẩm nấm rơm, áp lực từ khi thu hái đến tay khách hàng thường chỉ trong vài giờ. Chị đã lặn lội, lân la đến từng đầu mối tiêu thụ tại các chợ để chào hàng. 

"Trại nấm rộng nên đòi hỏi lắp đặt hệ thống che ủ phải đồng bộ. Nếu sơ xuất, nhiệt độ không phù hợp thì nấm mọc không đều, sẽ thất thu. Rồi phải canh thời gian vào giống sao cho khi thu hoạch nấm đúng dịp ngày rằm, đầu tháng để bán được giá hơn ngày thường. Nấm rơm dễ bị tác động khi thời tiết thay đổi… Phải thức khuya dậy sớm để hái nấm kịp giao bạn hàng. Ban đầu có vất vả nhưng rồi cũng dần quen, ngày càng mê thích với việc làm nấm hữu cơ", anh Quang chia sẻ.

Trang Zalo, Facebook cá nhân cũng được anh chị dành thời gian chăm chút hơn, là kênh giới thiệu, trực tiếp bán nấm. Bạn bè thân quen là những khách hàng ban đầu, rồi dần mở rộng. Cứ thế, chị Hiên "tíu tít" cả nhà từ trại nấm đến chốt đơn, ship hàng. 

"Công việc vô guồng là vui lắm. Mọi vất vả đều nhẹ nhàng trôi qua sau mỗi đợt thu nấm, ngồi… đếm tiền", chị Hiền cười.     

Rồi chị Hiền tính toán: "Tôi đang cố gắng tìm đến các khách hàng thích dùng nấm sạch, để giá cả đầu ra được cao hơn. Giá nấm tại Phú Yên đang trên dưới 100.000 đồng/kg tùy thời điểm, trang trại Thiên Quang bước đầu đã có hiệu quả. Mỗi tháng thu hoạch hai đợt chính, doanh số chỉ mới vài chục triệu đồng. Lợi nhuận đang còn tính vào khấu hao nhà trại. Đến cuối năm nay, bắt đầu sẽ có lãi ròng".

Ngoài ra, với nguồn rơm thải sau trồng nấm, vợ chồng chị đang phối trộn ủ phân hữu cơ để trồng rau và cây ăn trái. Lộ trình tiếp theo của trang trại Thiên Quang là trồng nấm bào ngư, nấm linh chi,…

Câu chuyện vợ chồng đam mê làm nấm sạch - Ảnh 5.

Vợ chồng chị Hiền trong khu trại trồng nấm rơm trụ (ảnh: Hùng Phiên)

Từ ngày lập trang trại, ngay đầu trang mạng cá nhân, chị Nguyễn Phương Hiền viết đậm: "Cam kết nấm rơm tươi ngon, bổ dưỡng và đặc biệt không hóa chất độc hại, không thuốc trừ sâu, không chất bảo quản, tuyệt đối an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng". Bên dưới ghi rõ tên người phụ trách kỹ thuật là ông chồng với đầy đủ chức danh, điện thoại, địa chỉ trang trại.

Về nỗi lo của người tiêu dùng khi sợ nhiều loại thực phẩm "vàng thau lẫn lộn", chị Hiền khẳng định: "Bước ra chợ, ra thương trường thì không thể cạnh tranh bằng cách nói xấu, hạ thấp sản phẩm người khác. Thế nhưng tôi phản đối cách trồng nấm sử dụng các loại hóa chất độc hại, phân bón vô cơ. Rau quả có quang hợp, trao đổi chất mà vẫn tồn dư chất độc hại. Còn với nấm thì dinh dưỡng "có sao ăn vậy" nên các tồn dư càng nguy hại. Dẫu có thể năng suất không cao, mẫu mã ít đẹp nhưng vợ chồng tôi vẫn kiên trì làm nấm hữu cơ. Nấm chỉ lớn lên từ rơm và cám gạo".           

Ông Nguyễn Trí Hùng (ở phường 3, TP.Tuy Hòa) nhận xét: "Tôi ăn chay trường nên thường xuyên dùng nấm rơm, ra chợ là có nấm để mua. Thế nhưng họ nhập từ nhiều nguồn, mình chả biết đâu là nấm sạch, an toàn sức khỏe. Tôi rất quý khi biết được vợ chồng thầy Quang kiên trì với việc trồng nấm sạch. Tôi ủng hộ và kêu gọi bạn bè mua nấm từ trang trại này. Niềm tin của vợ chồng thầy Quang xứng đáng được sẻ chia".
https://etime.danviet.vn/chong-la-giang-vien-nong-nghiep-vo-lai-co-mau-kinh-doanh-ho-lao-vao-lam-giau-tu-rom-ra-20210322173340427.htm

Theo Hùng Phiên/etime.danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập447
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm444
  • Hôm nay72,043
  • Tháng hiện tại731,370
  • Tổng lượt truy cập93,109,034
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây