Học tập đạo đức HCM

Khởi nghiệp thành công từ các sản phẩm thảo dược

Thứ ba - 17/10/2023 20:22
Từ việc cảm nhận của chính bản thân về giá trị các sản phẩm từ các loại cây thảo dược mang lại và nắm bắt xu hướng tiêu dùng những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn, có lợi cho sức khỏe, chị Nguyễn Thị Thùy Dung ở thôn Thanh Hòa, xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh đã thành công với ý tưởng khởi nghiệp “Sản xuất các sản phẩm từ thảo dược”.

Trên địa bàn xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh, nơi chị Nguyễn Thị Thùy Dung sinh ra và lớn lên có rất nhiều loại cây dược liệu có tác dụng tích cực với sức khỏe được người dân sử dụng để chế biến các bài thuốc dân gian như: tía tô, diếp cá, hương nhu, sả, gừng,… Đây là những cây có giá trị dinh dưỡng cao, được dùng để chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh. Năm 2018, khi mang đang mang bầu, chị Dung được bà nội bày cách làm các bài thuốc dân gian từ các loại cây thảo dược để chăm sóc sức khỏe và thấy rất hiệu quả. Cũng chính từ đây, chị đã nung nấu ước mơ mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm hữu ích từ các thảo dược sẵn có tại quê hương mình.
Chia sẻ về ý tưởng kinh doanh, chị Nguyễn Thị Thùy Dung cho biết: “Rất may mắn cho tôi khi được sinh ra trong gia đình có bà nội là người am hiểu và có kinh nghiệm trong chế biến các bài thuốc dân gian và được bà chỉ dạy cách làm một số sản phẩm thiên nhiên dùng cho bà mẹ mang thai và trẻ em. Bên cạnh đó, bản thân nhận thấy các sản phẩm này dùng rất hiệu quả và nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng nhiều. Từ đó, tôi đã bắt đầu học hỏi kinh nghiệm dân gian từ bà, từ các cụ cao niên, sách báo và lên mạng tìm hiểu công thức để bắt tay vào làm các sản phẩm từ thảo dược”.
h1co so sx cb cua chi dung
Cơ sở sản xuất chế biến các sản phẩm thảo dược của chị Dung
Khi định hình được kế hoạch cũng như  định hướng khởi nghiệp, lại thêm sự ủng hộ hết mình từ các thành viên trong gia đình, chị Dung mạnh dạn vay vốn từ người thân, từ quỹ của Hội Liên hiệp Phụ nữ địa phương, đầu tư máy móc, nguyên liệu để sản xuất.
Nguồn nguyên liệu ban đầu, chị Dung đã thu mua từ nhiều người dân bán ở các chợ quê. Bởi vùng quê chị sinh sống, mặc dù thời tiết khắc nghiệt nhưng có rất nhiều loại cây thảo dược vẫn sống và phát triển rất tốt. Chị đã từng chứng kiến từng gánh lá cây thảo dược người dân đưa bán ở chợ, người mua về nấu nước xông hoặc tắm hay nấu nước uống như: Hương nhu, sả, gừng,tía tô,… Chị cũng đã quen cái mùi hương của lá vì chính bản thân chị đã được dùng do bà và mẹ nấu từ thưở còn nhỏ.
Bắt tay vào làm, chị Dung đã tỉ mỹ từng công đoạn từ chuẩn bị nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng. Chị vui mừng khi sản phẩm đầu tiên ra đời đó là Tinh dầu lá xông, một sản phẩm mà những bà mẹ sau sinh cũng như người bị cảm cúm dùng rất nhiều. Khách hàng đầu tiên của chị chính là những người thân, bạn bè. Dần dần, ai cũng cảm thấy hiệu quả từ sản phẩm của chị làm ra nên sự làn tỏa ngày một nhiều hơn. Tự tin với những sản phẩm của mình, chị đã tích cực đưa các sản phẩm của mình giới thiệu lên mạng xã hội và các kênh thông tin khác với thương hiệu “Thảo mộc Dung Nguyễn”.
co so tao viec lam on dinh cho 5 ld
Cơ sở  Dung Nguyễn tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động ở địa phương
Với sự kiên trì, chịu khó giới thiệu sản phẩm, dần dần, đơn hàng ngày một tăng lên, sản phẩm nhiều lúc không đủ cung cấp cho khách hàng nên chị Dung tiếp tục mua sắm thêm máy móc, thiết bị sản xuất. Chị Dung đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng để xây dựng nhà xưởng rộng hơn 400m2 và mua sắm máy móc phục vụ cho việc chế biến thảo dược như: máy sấy lạnh, máy chưng cất tinh dầu, máy hút chân không,…
Đến nay, chị đã sản xuất được nhiều loại sản phẩm như: tinh dầu các loại, trà, xịt tóc tinh dầu bưởi, gói tắm trẻ em, gói xông phụ nữ, Trà mầm ngũ cốc... Các sản phẩm đều đảm bảo các quy chuẩn chất lượng của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, được người tiêu dùng đón nhận và tin dùng.
Cơ sở sản xuất của chị Dung đã tạo việc làm, thêm thu nhập ổn định cho5 lao động trên địa bàn với mức lương gần 5 triệu đồng/tháng và  nhiều hộ dân ở xã Kỳ Thư và các xã lân cận từ việc trồng và cung cấp dược liệu cho cơ sở của chị Dung.
h2 nguoi dan tang thu nhap khi cc nguyen lieu
Nhiều hộ dân ở xã Kỳ Thư và các xã lân cận có thêm thu nhập từ việc trồng và cung cấp dược liệu cho cơ sở của chị Dung
Để có nguồn nguyên liệu ổn định, chị Dung đã khuyến khích, hướng dẫn các hộ dân trồng dược liệu tại vườn nhà. Do đó, nhiều hộ dân ở xã Kỳ Thư và các xã lân cận, ngoài làm ruộng, đã có thu nhập thêm từ việc cải tạo những mảnh vườn nhỏ để trồng dược liệu cung cấp cho cơ sở sản xuất sản phẩm thảo dược của chị Dung
Chị Trần Thị Sáng – Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh cho biết: Từ khi cơ sở sản xuất của chị Dung nhận bao tiêu các loại thảo dược, chị em phụ nữ trên địa bàn tích cực cải tạo vườn hoang, vườn tạp để trồng cây dược liệu. Nhờ vậy, chị em có thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Được biết, trung bình mỗi ngày, cơ sở của chị Dung thu mua từ 500kg – 1 tấn sả, 300- 400kg ngải cứu, 400 - 500 quả bưởi... nhằm phục vụ cho công việc chế biến các loại tinh dầu, trà, ngũ cốc...
Chị Dung chia sẻ: Nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm được thu mua theo mùa. Ví dụ như sả được thu mua nhiều nhất từ tháng 3 đến tháng 12 âm lịch, còn hương nhu, tía tô, ngải cứu...tôi thu mua nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 8 âm lịch. Vì thế, khi người dân địa phương cải tạo vườn tạp, phát triển, trồng xen canh cây dược liệu có giá trị đều được tôi ký hợp đồng thu mua, bà con yên tâm sản xuất.
h3cac sp thao duoc da dang cua chi dung
Các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên của chị Dung khá đa dạng và được nhiều khách hàng trong, ngoài tỉnh tin dùng.
Bằng niềm tin và sự đam mê, đến nay, sản phẩm từ thảo dược của chị Dung đã “phủ sóng” tại nhiều vùng miền trên cả nước, nhất là ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thanh Hóa... Ước tính, mỗi tháng cơ sở đạt doanh thu hơn 150 triệu đồng.
Từ những thành công bước đầu, đến nay, các sản phẩm sản xuất từ thảo dược của chị Dung đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Năm 2022, ý tưởng khởi nghiệp của chị Dung đã giành giải nhất trong cuộc thi “Ý tưởng phụ nữ khởi nghiệp" do Hội LHPN Hà Tĩnh chứng nhận. Đến nay, cơ sở của chị Dung đã có 2 sản phẩm Tinh dầu lá xông và trà mầm ngũ cốc đạt sản phẩm OCOP 3 sao.
Để có thêm các kiến thức về thảo dược, phục vụ tốt hơn cho công việc, hiện chị Dung đang học thêm ngành Y sỹ y học cổ truyền tại trường Trung cấp Y khoa miền Trung (Nghệ An).
“Thời gian tới, tôi sẽ tăng thêm sản lượng sản xuất, phát triển thêm vùng nguyên liệu, đặc biệt là hoàn tất các công đoạn để đưa thêm một số sản phẩm khác tham gia Chương trình OCOP sắp tới. Đồng thời, để sản phẩm được đến gần hơn với khách hàng, tôi sẽ tối ưu hóa hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.". Chị Dung chia sẻ thêm.
Mặc dù tuổi còn trẻ, song chị Dung đã khẳng định được mình trên một  hướng đi mới bằng sự sáng tạo và lòng quyết tâm. Huyện Kỳ Anh cũng đang phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ cơ sở xây dựng thêm nhiều sản phẩm OCOP, cũng như định hướng, cơ sở tiến tới thành lập hợp tác xã, tạo vùng nguyên liệu để thu mua dược liệu cho bà con, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân, nhất là chị em phụ nữ trên địa bàn./.
Nguyễn Hoàn
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập289
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm281
  • Hôm nay36,306
  • Tháng hiện tại214,873
  • Tổng lượt truy cập90,278,266
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây