Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ nuôi loài cá toàn thân màu hồng

Thứ sáu - 29/09/2023 00:09
Tận dụng diện tích mặt nước rộng của đập Dâng, sông Trí, anh Phạm Khánh Tuấn ở xã Kỳ Hoa, Thị xã Kỳ Anh đã mạnh dạn đầu tư lồng bè, nuôi loài cá diêu hồng để làm giàu.
Dẫn chúng tôi đi tham quan những bè cá nằm nối đuôi nhau trên khúc sông dài, anh Tuấn chia sẽ: Năm 2016, tình cờ xem ti vi thấy mô hình nuôi cá diêu hồng cho lãi cao nên anh bắt đầu học tập kinh nghiệm các mô hình nuôi cá ở địa phương trong và ngoài tỉnh. Khi đã nắm vững kỹ thuật, anh đầu tư 300 triệu đồng xây dựng 10 lồng nuôi cá diêu hồng trên sông Trí. Sau một vài lần thất bại nhưng với sự quyết tâm, đến nay mô hình của anh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập mỗi năm gần tỷ đồng.
hinh 1 anh tuan da thanh cong voi mo hinh nuoi ca dieu hong tren dap dang song tri
                         Anh Tuấn đã thành công với mô hình nuôi cá diêu hồng trên đập Dâng, sông Trí
Theo anh Tuấn, để đảm bảo nuôi cá diêu hồng đạt hiệu quả thì khâu chuẩn bị, chọn vị trí đặt lồng và thiết kế lồng bè nuôi phải đảm bảo kỹ thuật. Vị trí đặt lồng bè không bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, mực nước không bị thay đổi đột ngột, không có dòng xoáy, vùng nuôi trong hồ có mặt thoáng lớn, nước trong hồ luôn dao động. Ngoài ra, việc chọn giống và thả giống cũng hết sức quan trọng. Cá giống có nguồn gốc rõ ràng, có kích thước đồng đều, cá khỏe mạnh, phản xạ nhanh, màu sắc bóng bẩy, không có dấu hiệu bệnh tật, không bị xây xát, dị hình. Mật độ và kích cỡ cá giống từ 8- 10cm/con, mật độ 100 con/m3. Vận chuyển cá trong túi có bơm ôxy. Nên chọn thời điểm thả cá vào lúc thời tiết lúc trời mát, thả vào sáng sớm hoặc chiều mát, không nên thả lúc nắng nóng hoặc mưa to.
hinh 2 de cham soc ca dieu hong hieu qua anh da nuoi voi mat do phu hop
                                Để chăm sóc cá diêu hồng hiệu quả, anh đã nuôi với mật độ phù hợp.
Về kỹ thuật và chăm sóc cá diêu hồng lồng bè, anh Tuấn cho biết: "Thức ăn cũng là nguồn chi phí lớn nhất để nuôi cá. Cá chủ yếu ăn bột và được bổ sung thêm đạm từ các loài cá tạp. Giai đoạn nhỏ cho ăn 3-4 lần/ngày, cá lớn 2 lần/ngày. Định kỳ bổ sung vào thức ăn các loại khoáng và vi chất đảm bảo đủ chất và nâng cao sức đề kháng cho cá: Vitamin C, củ tỏi… Đồng thời cần có các biện pháp phòng và trị bệnh cho cá và phải tiến hành đồng bộ với việc vệ sinh lồng lưới, đáy lồng lưới và cải thiện môi trường thường xuyên và nâng cao sức đề kháng của vật nuôi thì mới mang lại hiệu quả cao”.
hinh 3 theo anh tuan nuoi ca dieu hong kha don gian giai doan nho cho an 3 4 lanngay ca lon 2 lanngay
     Theo anh Tuấn, nuôi cá diêu hồng khá đơn giản, Giai đoạn nhỏ cho ăn 3-4 lần/ngày, cá lớn 2 lần/ngày.
Cá diêu hồng dễ nuôi, ít bệnh mà đem lại hiệu quả kinh tế cao, cùng với đó là điều kiện tự nhiên thuận lợi nên tôi quyết tâm mở rộng mô hình để nâng cao thu nhập. Hiện nay, mô hình của anh có diện tích 1200m2 với 26 lồng nuôi với 3 loại lồng: 1 loại 108m3, 160m3, 60 m3 . Cá diêu hồng là một loại cá có chất lượng thịt thơm ngon, thịt không quá nhiều xương. Đặc biệt là cá có hàm lượng mỡ cao nên ăn rất béo. Đến ngày thu hoạch, thương lái sẽ thu mua tận nơi. Giá bán cho thương lái từ 50.000 - 60.000 đồng/kg. Tùy theo kích cỡ của cá diêu hồng khi thu hoạch, giá bán ra có thể sẽ cao hơn rất nhiều nếu đạt trọng lượng hơn 1kg/con. Mỗi năm anh thu hoạch khoảng 30-40 tấn cá, sau khi trừ chi phí lãi gần 1 tỷ đồng, anh Tuấn cho biết thêm.
hinh 4 hien nay anh da manh dan mo rong mo hinh nuoi ca dieu hong len den 1 200m voi 26 long nuoi
      Hiện nay anh đã mạnh dạn mở rộng mô hình nuôi cá diêu hồng lên đến 1.200m² với 26 lồng nuôi
Theo ông Nguyễn Mạnh Tấn, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Hoa, mô hình nuôi cá diêu hồng bằng lồng bè của anh Phạm Khánh Tuấn là một mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao tại địa phương, đã tạo thêm niềm tin và động lực cho nhiều hộ dân học tập, làm theo. Anh Tuấn cũng không ngần ngại truyền đạt kinh nghiệm để mọi người có thể làm giàu từ mô hình nuôi cá diêu hồng này. Chính quyền địa phương cũng khuyến khích các hộ dân đến học tập kinh nghiệm để nhân rộng, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế địa phương./.
                                                                                               Ánh Nguyệt
                                                                           Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập501
  • Hôm nay48,711
  • Tháng hiện tại708,038
  • Tổng lượt truy cập93,085,702
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây