Học tập đạo đức HCM

Triển vọng mô hình trồng ngô ngọt liên kết tiêu thụ sản phẩm

Chủ nhật - 10/03/2024 20:47
Qua triển khai thí điểm trong vụ Đông Xuân 2023-2024, giống ngô ngọt lai F1 Hibrix-59 cho thấy có nhiều ưu thế nổi trội về năng suất, hiệu quả kinh tế. Đây là mô hình ngô ngọt theo hướng hàng hóa liên kết với doanh nghiệp đầu tiên trên địa bàn Hà Tĩnh, mang lại nhiều triển vọng trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Vụ đông xuân năm 2023-2024, huyện Hương Sơn triển khai mô hình trồng ngô ngọt trên diện tích hơn 13 ha, trong đó, ở xã Sơn Tây 3ha, xã Kim Hoa 6 ha,  Sơn Ninh và Sơn Tiến mỗi xã trồng 2ha.
Chị Đỗ Thị Thơ ở thôn Trung Lưu, là một trong 27 hộ dân tham gia mô hình trồng ngô ngọt tại xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn cho biết: Trước đây, trên những diện tích này, gia đình chủ yếu trồng ngô nếp và ngô đỏ lấy hạt nhưng về năng suất không cao bằng giống ngô ngọt này, hơn nữa đầu ra rất khó khăn nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Trong vụ Đông Xuân năm 2023, khi xã triển khai mô hình trồng ngô ngọt liên kết với doanh nghiệp, tôi mạnh dạn đăng ký tham gia với diện tích 15 sào. Sau gần 3 tháng, ngô bắt đầu cho thu hoạch, dự kiến sản lượng đạt hơn 11 tấn.
 “Điều làm tôi cũng như bà con tham gia mô hình phấn khởi, đó là toàn bộ sản lượng ngô sau khi thu hoạch được doanh nghiệp thu mua tại ruộng với giá 4.800-5.000 đồng/kg, chúng tôi không phải lo đầu ra. Theo tính toán, vụ ngô này, gia đình tôi sẽ thu về gần 60 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, sẽ có lãi trên 35 triệu đồng.”. Chị Thơ cho biết thêm.
ngo1 mh ngo ngot cho nang suat chat luong cao
Mô hình trồng ngô ngọt mang lại hiệu quả kinh tế cao
Cũng tại xã Sơn Tây, bà Phạm Thị Bé ở thôn Bồng Phài cũng đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng sắn và ngô sinh khối trước kia sang trồng ngô ngọt trên diện tích 10 sào. Nhờ cần cù chịu khó tiếp cận khoa học kỹ thuật sản xuất và tích cực giám sát đồng ruộng, diện tích ngô ngọt của gia đình bà Bé phát triển tốt. Hiện nay, cây ngô đang trong giai đoạn cho thu hoạch, chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn để doanh nghiệp thu mua.
Bà Bé cho hay: “Khi đưa giống ngô ngọt về sản xuất thử, lúc đầu tôi cũng lo lắng sợ không phù hợp với đất đai, điều kiện khí hậu ở đây. Nhưng ngay từ đầu, được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn về cách xử lý hạt giống, lên luống trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đúng thời điểm nên ngô phát triển tốt, hầu như không có sâu bệnh xảy ra; đến kỳ cho bắp to, đồng đều, có những cây cho thu hoạch 2 bắp, trung bình 2-3 bắp/kg. Hạt ngô màu vàng đẹp, vỏ hạt mỏng, chất lượng ăn ngon, mềm và ngọt, sau khi thu hoạch có đầu ra thuận lợi nên tôi rất hài lòng.”.
Còn với ông Đoàn Quang Mạnh ở xã Kim Hoa huyện Hương Sơn, vụ Đông Xuân năm 2023-2024, ông  đã trồng 10 sào ngô liên kết với doanh nghiệp. Theo ông Mạnh, giống ngô ngọt này dễ chăm sóc, chống chịu sâu bệnh tốt, hiệu quả cây ngô ngọt mang lại cao hơn so với các loại cây trồng khác. Ngoài sản lượng bắp được doanh nghiệp thu mua thì thân cây ngô còn được người dân tận dụng làm nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi nên ông cũng như nhiều hộ dân khác không chỉ có nguồn thu từ việc bán bắp mà còn giúp phát triển chăn nuôi gia súc, từ đó thu nhập cũng tăng lên.
ngo 2 giong ngo ngot cho bap dep thom ngon
giống ngô ngọt lai F1 Hibrix-59  cho bắp to, đều, đẹp, chất lượng thơm ngon
Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng với mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, sản xuất nông nghiệp tại huyện miền núi Hương Sơn đã có nhiều thay đổi. trong đó, sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là hướng đi được huyện quan tâm chú trọng để đảm bảo phát triển một cách bền vững. Vụ Đông Xuân năm 2023-2024, huyện Hương Sơn đã phối hợp với Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (TP Tam Điệp - tỉnh Ninh Bình) tiến hành ký hợp đồng liên kết sản xuất 13 ha giống ngô ngọt lai F1 Hibrix-59 tại các xã Sơn Tây, Sơn Ninh, Sơn Tiến và Kim Hoa, bước đầu đạt được kết quả ổn định. Để giúp người dân thuận lợi trong quá trình sản xuất, phía doanh nghiệp liên kết đã hỗ trợ người dân bằng cách cho vay hạt giống, sau thu hoạch mới thanh toán. Tham gia mô hình, bà con nông dân được tổ chức tập huấn kỹ thuật gieo trồng và hướng dẫn quy trình chăm sóc.
Ông Phan Xuân Đức - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Hương Sơn cho biết: Qua quá trình trồng và theo dõi giống ngô này tại các điểm triển khai mô hình trên đất Hương Sơn, cho thấy đây là giống có khả năng sinh trưởng phát triển khỏe, bộ rễ vững chắc, ít sâu bệnh; thời gian sinh trưởng từ 72-75 ngày, ngắn hơn so với ngô truyền thống từ 10-15 ngày nên rất thuận lợi cho việc canh tác, gối vụ; chiều cao đóng bắp của giống ngô ngọt này thấp nên đã hạn chế được hiện tượng cây bị ngã đỗ, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương. Năng suất trung bình đạt 750-800 kg/sào, cao hơn ngô lai truyền thống 2,5 lần. Doanh thu ước đạt hơn 4 triệu đồng/sào; lợi nhuận ước tính 2,4 triệu đồng/sào.
ngo3 lanh dao huyen huong son kiem tra mo hinh
 Lãnh đạo UBND huyện Hương Sơn kiểm tra, đánh giá mô hình trồng ngô ngọt liên kết tại xã Sơn Tây
Để đánh giá kết quả và khả năng nhân rộng, mới đây UBND huyện Hương Sơn đã tổ chức hội thảo mô hình trồng ngô ngọt liên kết. Tại đây, bà con nông dân đã đồng tình cao trong việc chuyển đổi từ trồng cây ngô truyền thống sang trồng giống ngô ngọt và mong muốn tiếp tục triển khai, mở rộng diện tích trong thời gian tới.
Về phía doanh nghiệp liên kết là Công ty Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao cũng đề nghị bà con Nhân dân phải thực hiện đúng cam kết, không vì lợi nhuận trước mắt mà tùy tiện tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng đến kế hoạch thu mua phục vụ xuất khẩu của doanh nghiệp.
Qua đánh giá của cơ quan chuyên môn cũng như thực tiễn cho thấy, giống ngô ngọt đã cho hiệu quả về năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với giống ngô truyền thống. Trồng ngô ngọt mang lại lợi ích kép vừa cho thu nhập từ bán sản phẩm bắp vừa cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc  từ thân cây ngô để phát triển chăn nuôi. Vì vậy, lãnh đạo UBND huyện Hương Sơn đã yêu cầu ngành chức năng cần rà soát lại cụ thể về diện tích, làm tốt công tác tuyên truyền để người dân tiếp tục mở rộng sản xuất; đồng thời giữ uy tín trong liên kết sản xuất sau khi hợp tác được ký kết. Về phía công ty, cần có sự phối hợp trong công tác hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm để bà con yên tâm sản xuất.
Hương Sơn là địa phương có lợi thế phát triển cây trồng cạn. Việc đa dạng hóa cây trồng là điều rất cần thiết. Từ kết quả bước đầu đạt được của mô hình trồng ngô ngọt liên kết với doanh nghiệp được triển khai trong vụ Đông Xuân năm 2023-2024, mở ra nhiều triển vọng để huyện Hương Sơn tiếp tục mở rộng diện tích trồng loại ngô này tại các địa phương, từ đó góp phần nâng cao hệ số sử dụng đất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân./.

Nguyễn Hoàn
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập134
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm124
  • Hôm nay41,362
  • Tháng hiện tại650,944
  • Tổng lượt truy cập88,006,014
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây