Học tập đạo đức HCM

Chăn nuôi theo chuỗi bài bản, an toàn: Đủ khả năng tiếp cận các thị trường khó tính

Thứ sáu - 19/10/2018 09:58
Mới đây, tại TP.HCM, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Cục Chăn nuôi và Hội Chăn nuôi Việt Nam, đã tổ chức Hội thảo “Liên kết chuỗi chăn nuôi an toàn và kết nối tiêu thụ sản phẩm”.
16-02-49_chuoi_lien_let_chn_nuoi
Trứng chuẩn bị đóng hộp để đưa ra thị trường ở Cty Vietfarm (TP.HCM)

Từ thực tiễn phát triển chăn nuôi trong 10 năm qua và yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước, các ý kiến tham luận đều khẳng định chuỗi giá trị là hướng đi tất yếu để phát triển ngành chăn nuôi nước ta.

Theo TS Võ Trọng Thành (Cục Chăn nuôi), trong 10 năm qua (2008 - 2018), chăn nuôi ở nước ta đã có những chuyển biến mạnh theo hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ, năng suất thấp; tăng quy mô chăn nuôi công nghiệp, trang trại năng suất cao. Điều này thể hiện rất rõ qua các số liệu thống kê: Tổng đàn lợn tăng 2,4%, nhưng sản lượng giết thịt tăng 33,5%; tổng đàn gia cầm tăng 55,5%, nhưng sản lượng giết thịt tăng 134,3%; tổng đàn trâu giảm 13,7% nhưng sản lượng giết thịt tăng 23,1%; tổng đàn bò giảm 14,7% nhưng sản lượng giết thịt tăng 43,4%.

Trong ngành chăn nuôi đã hình thành nhiều chuỗi liên kết hoạt động có hiệu quả và ổn định trong nhiều năm qua. Trước hết là mô hình doanh nghiệp đầu tư giống, thức ăn, thuốc thú y kèm hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân, sau đó DN mua lại sản phẩm chăn nuôi là gà thịt, lợn thịt xuất chuồng. Tiêu biểu là mô hình của các DN như C.P Việt Nam, Japfa, Dabaco, Emivest ...

Mô hình DN hợp tác với nông dân sản xuất và cung ứng trứng gà đạt chuẩn và có thể truy xuất nguồn gốc, tiêu biểu là các DN như Ba Huân (TP.HCM), Vĩnh Thành Đạt (TP.HCM), Tiên Viên (Hà Nội)... Mô hình DN giết mổ thu mua một phần hoặc toàn bộ lợt thịt của nông dân để giết mổ và phân phối ra thị trường (bán lẻ qua cửa hàng thực phẩm, siêu thị; bán cho khu công nghiệp, trường học...), với các DN tiêu biểu như Vissan (TP.HCM), An Hạ (TP.HCM), An Hào Phát (Đồng Nai), Hải Thịnh (Bắc Giang), Vinh Anh (Hà Nội)...

Chuỗi liên kết DN - nông dân chăn nuôi bò sữa theo hướng DN ký hợp đồng với nông dân chăn nuôi bò sữa để thu mua sữa, chế biến và phân phối ra thị trường (các DN tiêu biểu như Vinamilk, Mộc Châu...). Chuỗi sản xuất - chế biến - phân phối khép kín (TH True Milk, Sagrifood) là mô hình mà tập đoàn gồm nhiều công ty con thực hiện các khâu từ chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa và phân phối ra thị trường.

Từ năm 2017, ở Đông Nam Bộ đã xuất hiện Chuỗi giá trị XK gà thịt, với công ty cung cấp giống (Bel Gà), công ty cung cấp thức ăn (De Heus), Tập đoàn Hùng Nhơn và các trang trại chăn nuôi gà, Cty Koyu & Unitek thu mua, giết mổ và XK. Ông Gabor Fluit, TGĐ De Heus Châu Á, cho rằng, lượng thịt gà XK sang Nhật Bản chưa phải là lớn, nhưng việc XK được vào thị trường rất khó tính này đã khẳng định rằng Việt Nam có đủ khả năng XK thịt gà tới nhiều thị trường quan trọng khác trên thế giới nếu tổ chức chăn nuôi theo chuỗi một cách bài bản, an toàn.

Cũng theo ông Gabor Fluit, xây dựng, phát triển các chuỗi giá trị trong chăn nuôi là hướng đi đúng đắn và tất yếu. Ngoài việc tạo điều kiện hình thành, phát triển các chuỗi giá trị lớn trong ngành chăn nuôi để hướng tới XK, việc phát triển các liên kết nhỏ hơn ở các tỉnh, cũng rất quan trọng. Bởi sản phẩm từ chuỗi giá trị chăn nuôi mới đủ sức thuyết phục người tiêu dùng do đảm bảo được ATTP, có truy xuất nguồn gốc.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, nước ta hiện có khoảng 23 ngàn trang trại chăn nuôi, trong đó mới có 1.505 trang trại được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh, là quá ít. Mỗi năm mới chỉ XK được khoảng 10 ngàn tấn thịt lợn, thịt gà cũng là quá khiêm tốn so với sản lượng thịt mà ngành chăn nuôi tạo ra. Do đó, cần phải có các giải pháp phát triển mạnh các chuỗi giá trị chăn nuôi an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh trong thời gian tới.

 

Tác giả bài viết: Theo Thanh Sơn (Báo Nông nghiệp Việt Nam)

 Tags: chăn nuôi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập163
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm161
  • Hôm nay44,707
  • Tháng hiện tại238,392
  • Tổng lượt truy cập87,593,462
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây