Học tập đạo đức HCM

Nông dân vẫn khó làm giàu từ nông nghiệp hữu cơ

Thứ sáu - 24/08/2018 11:31
Khái niệm về sản xuất nông nghiệp hữu cơ chưa được phổ biến nên các sản phẩm còn gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ.


Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã và đang trở thành xu hướng phát triển ở nhiều quốc gia. Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng thành công một số mô hình nông nghiệp hữu cơ, tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Chuỗi sản phẩm an toàn, hữu cơ gồm đậu phụng, thịt bò, rau của Hợp tác xã Nông nghiệp Điện Quang, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam được người tiêu dùng ưa thích.

Ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Điện Quang cho biết, các loại dầu ăn công nghiệp hiện chỉ có giá 40.000 – 50.000 đồng/lít, trong khi giá 1 lít dầu đậu phụng qua chế biến có giá 90.000 đồng. Hiện, nhiều người tiêu dùng ở Quảng Nam ưa dùng “dầu phụng đất Quảng”. Theo ông Thành, năm nay,Hợp tác xã sản xuất 10 ha đậu phụng chuyên canh, dự kiến năm 2019 sẽ mở rộng thêm 30 ha.

“Xã Điện Quang tổ chức sản xuất vùng chuyên canh cây đậu phụng, từ đó toàn bộ những nông dân liên kết với hợp tác xã sản xuất làm đúng quy trình. Hợp tác xã thu mua sản phẩm làm nguyên liệu phục vụ chế biến “dầu phụng đất Quảng”. Trong thời gian tới, Hợp tác xã sẽ hình thành một số vùng chuyên canh khác như ớt, để tiến tới làm tương, ớt muối, ớt khô phục vụ cho thị trường”, ông Thành cho biết.

 

nong dan van kho lam giau tu nong nghiep huu co hinh 1
Quảng Nam đã xây dựng thành công các nhãn hiệu và thương hiệu hàng hóa cho các sản phẩm nông nghiệp an toàn, hữu cơ. (Ảnh: TN&MT)
Những mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch ở tỉnh Quảng Nam ngày càng được người tiêu dùng biết đến. Sản phẩm rau an toàn Trà Quế đem lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân. Các cánh đồng lúa ở xã Cẩm Thanh, Cẩm Hà còn được vào các tour du lịch của thành phố Hội An. Tuy vậy, khái niệm về sản xuất nông nghiệp hữu cơ chưa được phổ biến nên các sản phẩm còn gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ. 

 

Ông Nguyễn Phước Thiện, Giám đốc Công ty CP Giống nông nghiệp Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho biết, mỗi năm, công ty sản xuất 10 ha lúa theo hướng hữu cơ, cung cấp cho thị trường hơn 70 tấn gạo. Thế nhưng, vẫn chưa có một tổ chức nào đứng ra để thẩm định và chứng nhận sản phẩm đạt chất lượng về hữu cơ nên sản phẩm bán ra khó được người tiêu dùng tin tưởng.

“Quá trình sản xuất lúa hữu cơ có những khó khăn khi chưa có quy trình, quy chuẩn để tổ chức sản xuất. Bên cạnh đó, vẫn chưa có cơ quan nào chứng nhận sản phẩm, nên khi đưa gạo ra thị trường tiêu thụ, người tiêu dùng vẫn khó phân biệt được gạo hữu cơ gây khó khăn cho doanh nghiệp”, ông Thiện cho biết.

Tỉnh Quảng Nam đã và đang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ. Vùng miền núi phía Tây của tỉnh, nơi có lợi thế về diện tích rừng, phù hợp cho phát triển nông nghiệp, tỉnh đặc biệt ưu tiên cho việc bảo tồn và phát triển các loại cây dược liệu; Vùng trung du tiếp tục cải tạo vườn, phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với phát triển du lịch miệt vườn; Vùng đồng bằng, đô thị chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử, làng nghề,…

Ông Trần Văn Khởi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, đất đai ở tỉnh Quảng Nam không được màu mỡ như những địa phương khác nên sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

“Khó khăn nhất khi phát triển nông nghiệp hữu cơ vẫn là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khô hạn và nhiễm mặn. Bên cạnh đó, đa số các vùng độ màu mỡ của đất không cao nên sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng gặp một số khó khăn. Vì thế, các mô hình sản xuất cần ứng dụng các biện pháp khoa học công nghệ mới cải thiện được điều kiện đất đai; kết hợp với lựa chọn giống cây trồng, dùng công thức luân canh cây trồng khác nhau cho phù hợp, khai thác triệt để được điều kiện thuận lợi và hạn chế tối đa điều kiện bất lợi”, ông Khởi lưu ý./.

Theo Phương Cúc//vov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập974
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại752,337
  • Tổng lượt truy cập93,130,001
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây