Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp hữu cơ: Cần minh bạch, định hướng!

Chủ nhật - 17/12/2017 23:21
Sản xuất và sử dụng sản phẩm hữu cơ đang là xu thế của nhân loại. Bởi vậy, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ NN-PTNT và các cơ quan liên quan phải giải quyết tất cả khó khăn vướng mắc để làm “bệ phóng” cho nền sản xuất hữu cơ phát triển với tốc độ nhanh.

Diện tích còn rất ít

Việt Nam với lợi thế “rừng vàng, biển bạc”, đất đai trù phú, là quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới với tổng kim ngạch 2017 dự kiến đạt 36 tỷ USD. Tuy nhiên, ở “đấu trường” quốc tế, nhiều sản phẩm của chúng ta vẫn yếu thế về thương hiệu bởi chất lượng và giá trị đều thấp.

Diễn đàn quốc tế “Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam – Phát triển và hội nhập” với sự tham dự và chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, được tổ chức tại Hà Nội vừa qua đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông cũng như các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

11-19-22_nh1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Huyền Trang

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường: Trên thế giới, có khoảng 50 triệu ha đất canh tác nông nghiệp hữu cơ, gần đây xu thế này phát triển khá nhanh, tạo nên thị trường nông sản hữu cơ, giá trị thương mại gần 100 tỷ USD, nhất là ở các nước phát triển đã thể hiện rõ xu thế này.

So với năm 2010, mặc dù diện tích canh tác hữu cơ của Việt Nam hiện nay đã tăng gấp 3,6 lần, nhưng mới chỉ đạt khoảng 76,6 ngàn ha (chiếm 0,15% tổng diện tích sản xuất hữu cơ toàn thế giới). Nhiều quốc gia phát triển và khá nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam coi nông sản hữu cơ là “chìa khóa” để mở cánh cửa giao thương với quốc tế. Ví dụ như Hệ thống phát triển và phân phối thực phẩm hữu cơ Organica áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ và Châu Âu cho trang trại rau Long Thành; Tập đoàn TH áp dụng tiêu chuẩn USDA-NOP và EC…

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, đa số nông dân chưa muốn chuyển sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ do quy trình sản xuất khắt khe, phải có thời gian dài để cải tạo đất, môi trường sinh thái, chi phí sản xuất cao, thị trường cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ không ổn định. Mặt khác, Việt Nam vẫn chưa có hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia, các tổ chức chứng nhận và khung pháp lý đồng bộ cho sản xuất, chứng nhận giám sát chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Bởi vậy, lòng tin của người tiêu dùng chưa cao.  

Phá “tảng băng” pháp lý

Bà Thái Hương – Chủ tịch Tập đoàn TH, chia sẻ: Thiết lập được một mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ là rất khó, không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Bởi, muốn có được sản phẩm hữu cơ, thì phải tạo ra một môi trường cân bằng sinh thái, giảm thiểu tối đa nguồn sinh vật hại, hài hòa lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường và minh bạch ở tất cả các khâu trong chuỗi giá trị. Ngoài vốn đầu tư lớn, doanh nghiệp rất cần sự hậu thuẫn của Chính phủ để tạo hành lang pháp lý thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển. Sự trì trệ trong việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia với các sản phẩm nông nghiệp đã tạo điều kiện cho “chủ nghĩa cơ hội”, hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh nở rộ. Cũng vì sự thiếu minh bạch thông tin, các sản phẩm hữu cơ mà Tập đoàn TH “đổ mồ hôi, sôi giọt máu” mới tạo ra được đã bị đánh đồng với các sản phẩm thông thường. Bởi vậy, Tập đoàn đã phải bỏ ra chi phí khổng lồ để “nói lại cho rõ” trên truyền thông, báo chí.

11-19-22_nh2
Một khu sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Tập đoàn TH. Ảnh: Huyền Trang

Nhận định về tương lai của ngành nông nghiệp Việt Nam, ông Jongha Bae – Trưởng đại diện Tổ chức FAO tại Việt Nam, chia sẻ: “Phong trào canh tác hữu cơ ở Việt Nam đã được mở rộng nhanh chóng”. Mặc dù hệ thống pháp lý vẫn chưa hoàn thiện nhưng đã hình thành các nguyên tắc về canh tác hữu cơ đã được ghi nhận và trong Chiến lược Tăng trưởng Xanh…, khuyến khích việc áp dụng các phương pháp canh tác bền vững, giảm thiểu sử dụng hóa chất, phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp. Chắc chắn, nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam sẽ có một tương lai sáng sủa.

Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề rất nóng bỏng hiện nay, đặc biệt phải nghiên cứu sản xuất hữu cơ để bảo đảm nền nông nghiệp tiết kiệm, an toàn, hiệu quả.

“Việt Nam không chỉ có cây dừa, rau, củ quả hữu cơ. Lĩnh vực chăn nuôi nói riêng, nông nghiệp hữu cơ nói chung phải hướng tới cung cấp đủ cho toàn bộ người dân hưởng thụ, chứ không phải dành cho người giàu”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh, chúng ta không thể chấp nhận một nền nông nghiệp sản xuất nhỏ lẻ, cần làm đồng loạt để cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng Việt Nam và thế giới.

Thủ tướng giao Bộ NN-PTNT xây dựng đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2018 – 2025, trình Chính phủ phê duyệt nhằm định hướng và cụ thể hóa các hoạt động thúc đẩy phát triển sản xuất hữu cơ trong thời gian tới. Đồng thời, Bộ NN-PTNT cũng phải xây dựng hành lang pháp lý trong công nhận, chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, đảm bảo sự minh bạch, giúp sản phẩm hữu cơ khẳng định chất lượng và có chỗ đứng tại thị trường trong nước và xây dựng thương hiệu trên thị trường thế giới. Chính phủ sẽ quan tâm, tạo thuận lợi về lãi suất để cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ.

11-19-22_nh3
Diễn đàn quốc tế “Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam – Phát triển và hội nhập”. Ảnh: Huyền Trang

Mặc dù đề cao tầm quan trọng của nông nghiệp hữu cơ, nhưng Thủ tướng cũng khẳng định “Nông nghiệp phi hữu cơ vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo. Mục đích tối cao là bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và bảo vệ sức khỏe con người. Không thể để cảnh tượng “rau hai luống, lợn hai chuồng” xuất hiện ở các mô hình sản xuất nông nghiệp khu vực nông thôn, mà cần phải tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân sản xuất an toàn”.

Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập150
  • Hôm nay40,778
  • Tháng hiện tại883,368
  • Tổng lượt truy cập93,261,032
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây