Học tập đạo đức HCM

OCOP 2018 với chủ đề "Tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm"

Thứ bảy - 10/02/2018 09:47
Năm 2018 là năm thứ 2 của chương trình OCOP giai đoan 2017-2020 với mục tiêu chuyển từ lượng sang chất. Do đó, Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh đã lựa chọn chủ đề cho chương trình là “Tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm” gắn với thực hiện chủ đề của tỉnh là “Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên”.
Năm 2018, Quảng Ninh phấn đấu thành lập thêm 10 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP (Trong ảnh: Thu hoạch trứng tại Công ty CP Khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường)
Năm 2018, Quảng Ninh phấn đấu thành lập thêm 10 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP. (Trong ảnh: Thu hoạch trứng tại Công ty CP Khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường)

Để triển khai hiệu quả chương trình OCOP, ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh đã tiến hành xây dựng kế hoạch, đưa ra các giải pháp thiết thực, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ban, ngành và địa phương. Phát huy những kết quả đạt được của giai đoạn 2013-2016 và năm 2017, năm nay, chương trình OCOP sẽ từng bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, tăng cường quản lý, nâng cao uy tín nhãn hiệu sản phẩm OCOP.

Theo đó, 100% đơn vị lập kế hoạch triển khai và xây dựng đề án phát triển sản phẩm chủ lực cấp huyện, cấp tỉnh và quốc gia. Đồng thời, phấn đấu hết năm 2018, các sản phẩm chủ lực gia tăng từ 20-30% năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ cũng như gia tăng về chất lượng, số lượng sản phẩm. Ban Chỉ đạo OCOP từ tỉnh đến các địa phương sẽ tập trung củng cố, nâng cao chất lượng 291 sản phẩm đã có; phát triển ít nhất 30 sản phẩm mới theo chu trình OCOP chuẩn; công nhận ít nhất 2 sản phẩm 5 sao cấp tỉnh đủ điều kiện xuất khẩu. Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh cũng đặt ra mục tiêu phát triển mới ít nhất 10 tổ chức kinh tế tham gia chương trình.

Nhằm phát triển các sản phẩm chủ lực, Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh sẽ thẩm định, phê duyệt, thực hiện các dự án phát triển sản xuất của các doanh nghiệp có sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh và quốc gia. Đồng thời, triển khai dự án Thung lũng dược liệu xanh Ngọa Vân - Yên Tử, xây dựng dự án Bản văn hóa du lịch Bình Liêu - Tiên Yên. Đáng chú ý, thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, mỗi địa phương chọn ít nhất 1 đơn vị sản xuất, xây dựng mô hình điểm về ATTP theo tiêu chuẩn để nhân rộng; 100% các tổ chức kinh tế tham gia OCOP ký cam kết sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng VSATTP; 100% các sản phẩm được công bố tiêu chuẩn áp dụng; 100% sản phẩm tham gia chương trình được dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc.

Để triển khai hiệu quả chủ đề năm 2018, Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh đã xác định công tác tuyên truyền là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu. Do đó, ngay từ những ngày đầu năm, Ban Chỉ đạo OCOP từ tỉnh đến các địa phương đều chủ động tổ chức tổng kết công tác năm 2017, nhằm nhìn nhận, đánh giá, rút kinh nghiệm; xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm 2018; tổ chức tuyên truyền về các nhiệm vụ. Qua đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm, hiểu biết từ bộ máy quản lý đến các đơn vị tham gia. Đồng thời, tiếp tục quảng bá rộng rãi các sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn trên thị trường trong và ngoài tỉnh, thúc đẩy xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

00% sản phẩm tham gia chương trình được dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc trong năm 2018
100% sản phẩm tham gia chương trình được dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc trong năm 2018.

Đáng chú ý, nhằm hỗ trợ tối đa phát triển các sản phẩm OCOP, Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh sẽ hoàn thiện bộ máy, chu trình và chính sách hỗ trợ. Trong đó, rà soát bố trí đầy đủ các cán bộ có năng lực theo hướng chuyên trách để thực hiện chương trình OCOP các cấp, phân công lãnh đạo có đủ thẩm quyền trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm chương trình, tổ chức kiểm điểm tiến độ hằng quý để kịp thời tháo gỡ khó khăn. Các giải pháp này nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm của CBCC trong việc triển khai chương trình. Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh cũng sẽ xây dựng bộ tiêu chí cho các sản phẩm chủ lực từ cấp tỉnh đến cấp huyện; triển khai các dự án phát triển sản xuất của các tổ chức kinh tế nằm trong danh mục sản phẩm OCOP chủ lực; bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện chu trình OCOP từ hướng dẫn thực hiện, bộ tiêu chí phù hợp với quy định.

Cùng với đó, Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh sẽ tập trung triển khai các chương trình đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý; trình độ quản lý cho giám đốc điều hành của các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ sản xuất; kỹ năng bán hàng cho nhân viên tại các điểm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP. Đồng thời, tập huấn phát triển sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ trong chế biến sản phẩm, thành lập các tổ chức kinh tế, VSATTP…

Nhằm chuyên nghiệp hóa sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường, hướng tới xuất khẩu, Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh sẽ xây dựng hệ thống phần mềm quản lý chương trình gắn với quản lý sản phẩm trên hệ thống tem điện tử thông minh như: Tem điện tử thông minh sử dụng mã Qr-cod, ứng dụng VNPT check, phần mềm quản lý sản phẩm… Trên cơ sở đó, 100% các sản phẩm OCOP sẽ được dám tem điện tử truy xuất nguồn gốc cũng như bảo mật chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Trong năm 2018, tỉnh cũng sẽ tập trung triển khai các dự án khai thác thế mạnh nông nghiệp. Điển hình là dự án Thung lũng dược liệu xanh Ngọa Vân - Yên Tử, dự án sẽ quy hoạch vùng trồng, khai thác, phát triển bền vững dược liệu Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại địa bàn Đông Triều, Uông Bí, Hoành Bồ liên kết với Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu. Dự án gồm việc xây dựng vườn bảo tồn cây thuốc, xây dựng cơ sở dữ liệu nghiên cứu, trồng và phát triển sản phẩm từ dược liệu tạo ra sản phẩm OCOP. Dự án này được đánh giá là một bước tiến quan trọng của tỉnh trong việc khai thác các thế mạnh dược liệu, hình thành trung tâm dược liệu khu vực Đông Bắc.

Chắc chắn rằng, với các giải pháp cụ thể, quyết liệt, đồng bộ, chương trình OCOP 2018 sẽ tiếp tục gặt hái được thành công, chuyên nghiệp hóa các sản phẩm OCOP, đáp ứng các tiêu chí khắt khe của thị trường.

Theo Hạ An/baoquangninh.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập148
  • Hôm nay35,013
  • Tháng hiện tại990,541
  • Tổng lượt truy cập93,368,205
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây