Học tập đạo đức HCM

Phát triển nông nghiệp hữu cơ theo xu hướng hội nhập quốc tế

Thứ hai - 19/03/2018 10:52
Nông nghiệp hữu cơ là bộ phận quan trọng của nông nghiệp Việt Nam, và nông nghiệp hữu cơ đang có cơ hội vàng để phát triển với nhiều điều kiện thuận lợi. Trong đó, ngoài những sản phẩm như sữa, sản phẩm từ dừa, gấc, thì còn có rất nhiều loại rau, củ quả và các sản phẩm chăn nuôi có thế mạnh phát triển.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là phương thức sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường, sản phẩm bổ dưỡng, tươi ngon để phục vụ ngay đời sống người tiêu dùng. Ảnh: Internet

Bên cạnh thị trường xuất khẩu, nhu cầu trong nước về sản phẩm hữu cơ ngày càng lớn, là thị trường đầy tiềm năng. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ không chỉ phục vụ cho người giàu mà phục vụ toàn dân. Chính người nông dân cũng có nhu cầu về sản phẩm này cho gia đình và bản thân.


Với nhu cầu thị trường ngày càng lớn, đây là cơ hội vàng cho sự phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam. Phải hình thành hệ sinh thái phát triển nông nghiệp hữu cơ, một văn hóa nông nghiệp hữu cơ  ở nông thôn và nông dân. Văn hóa đó không thể kiểu “lợn hai chuồng, rau hai luống”, mà là đạo đức của người nông dân.


Nông nghiệp hữu cơ không thể phát triển theo phong trào ồ ạt, chưa thể sớm thành sản phẩm phổ cập cho mọi người, mà đòi hỏi phát triển hết sức bài bản, khoa học, gắn với thị trường, điều tiết được cung – cầu mới giúp khắc phục tình trạng “được mùa, mất giá”, nông dân mới sớm thoát khỏi cảnh điêu đứng do rau củ dư thừa phải nhổ bỏ trắng đồng như hiện nay ở ngoại thành Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh...mà chưa “giải cứu” được. 

Nông nghiệp hữu cơ trên thế giới hiện đang có xu hướng phát triển nhanh với 51 triệu ha và tiềm năng thị trường tới gần 82 tỷ USD. Nước ta hiện có 33/63 tỉnh, thành phố đã phát triển nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ, nhưng quy mô còn nhỏ với diện tích chỉ khoảng 76.000 ha. Tín hiệu đáng mừng là ngày càng nhiều doanh nghiệp  quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, trong đó có các thương hiệu lớn như các Tập đoàn TH, Vingroups... và bước đầu đã thành công. Việc tạo cơ chế thuận lợi, thu hút doanh nghiệp (DN) tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ được coi là “chìa khóa” quan trọng, là “đầu tàu” để thu hút các hợp tác xã và người nông dân tham gia.

 

Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận về đất đai, hài hòa lợi ích giữa người nông dân và nhà đầu tư để có thể tích tụ đất đai với quy mô lớn. Cần phải có sự đột phá về thị trường quyền sở hữu đất đai để tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Bài toán cải thiện chất lượng đất là rất quan trọng. Đó là việc chuyển được diện tích đất manh mún, với chất đất khác nhau thành đất đảm bảo tiêu chuẩn để sản xuất nông nghiệp hữu cơ và quy mô lớn.

Việc chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp hiện nay ở nước ta sang hướng sản xuất hữu cơ với quy trình kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn đầu vào cho đến xây dựng, phát triển thị trường mới sẽ là khó khăn, thậm chí là rất khó. Do đó, cần sự vào cuộc đồng bộ cả ở cấp Chính phủ, DN, người nông dân.

Một số chuyên gia cho rằng, cần thay đổi thói quen sản xuất của người nông dân theo hướng sản xuất hữu cơ thông qua biện pháp tuyên truyền. Người nông dân cũng phải được trang bị các kỹ năng, kiến thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ, biết cách tiếp cận thị trường và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Chính phủ cần hoàn thiện cơ chế, chính sách về nông nghiệp hữu cơ, trong đó cần ban hành rõ những tiêu chuẩn, tiêu chí về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, vừa phục vụ thị trường trong nước, vừa phục vụ xuất khẩu.
Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ phải có cơ chế tích tụ ruộng đất đủ lớn; đầu tư cải thiện chất lượng đất; thiết kế chính sách thuận lợi; có tiêu chuẩn về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; cần nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức và hình thành thói quen sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho người nông dân. Nông nghiệp hữu cơ là bộ phận quan trọng của nông nghiệp Việt Nam, và nông nghiệp hữu cơ đang có cơ hội vàng để phát triển với nhiều điều kiện thuận lợi. Trong đó, ngoài những sản phẩm như sữa, sản phẩm từ dừa, gấc, thì còn có rất nhiều loại rau, củ quả và các sản phẩm chăn nuôi có thế mạnh phát triển.

Bên cạnh thị trường xuất khẩu, nhu cầu trong nước về sản phẩm hữu cơ ngày càng lớn, là thị trường đầy tiềm năng. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ không chỉ phục vụ cho người giàu mà phục vụ toàn dân. Chính người nông dân cũng có nhu cầu về sản phẩm này cho gia đình và bản thân.


Từ thực tế, vai trò quan trọng của DN, bao gồm cả các HTX trong phát triển nông nghiệp hữu cơ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có một đề án để làm bài bản hệ thống hơn, chứ không phải “trăm hoa đua nở”.

Bên cạnh những ưu điểm và ý nghĩa nổi trội của nông nghiệp hữu cơ, cần thống nhất nhận thức nông nghiệp phi hữu cơ với năng suất cao trong nhiều năm tới vẫn tiếp tục đóng vai trò bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và không thể xem nhẹ. Song hành với nông nghiệp hữu cơ là động lực đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, thì nông nghiệp phi hữu cơ vẫn phải đặt ra nhưng không phát triển nông nghiệp hữu cơ theo phong trào. Nông nghiệp hữu cơ sẽ đáp ứng một phân khúc thị trường cao cấp, cần thiết, giúp nông nghiệp Việt Nam hội nhập sâu hơn, chất lượng hơn với thế giới và mang trọng trách trong tương lai.
Để phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, chúng ta cần sớm xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo quy chuẩn quốc tế. Thiết lập hệ thống kinh tế nghiêm khắc, minh bạch và hiệu quả để sản phẩm Việt Nam có uy tín và dành được sự tin cậy của thị trường thế giới. Do đó cơ chế quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất là rất quan trọng.

Theo Vũ Xuân Bân/vanhien.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập349
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm345
  • Hôm nay33,412
  • Tháng hiện tại159,974
  • Tổng lượt truy cập85,067,010
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây