Theo Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, diện tích nông nghiệp hữu cơ nước ta phát triển nhanh trong khoảng 5 năm trở lại đây. Hiện Việt Nam có khoảng 76.666 ha nông nghiệp hữu cơ, đứng thứ 7 châu Á và thứ 3 ASEAN. Tuy nhiên, xét trên tổng diện tích đất nông nghiệp là 26,8 triệu ha, diện tích thực hiện nông nghiệp hữu cơ còn khá khiêm tốn (chiếm khoảng 0,28%).
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực trồng trọt với sản phẩm được xuất khẩu đi thị trường Mỹ và châu Âu, tập trung vào sản phẩm như chè, gia vị và tinh dầu.
Các hoạt động sản xuất, chế biến theo phương pháp hữu cơ còn khá manh mún, tự phát thiếu định hướng, thiếu kiểm soát. Điều này dẫn tới việc người tiêu dùng và nhà sản xuất, chế biến, nhập khẩu, phân phối, kinh doanh đang phải dựa hoàn toàn vào sự tin cậy đến từ các sản phẩm nhập khẩu được chứng nhận bởi các tổ chức nước ngoài với chi phí rất đắt đỏ, dẫn tới đội giá thành sản phẩm và gây khó khăn cho đại đa số người tiêu dùng phổ thông có thể tiếp cận được lợi ích từ các sản phẩm này.
Mặt khác, phần lớn ở Việt Nam hiện nay, các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đều ở dạng nhỏ và vừa, nên việc lấy chứng nhận hữu cơ quốc tế thật sự là điều khó khăn khi tất cả số tiền đó đều gánh lên vai của sản phẩm và cuối cùng là người tiêu dùng.
"Việc ra đời bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 là một trong những hành lang pháp lý quan trọng để giúp việc sản xuất, thương mại sản phẩm hữu cơ trở nên minh bạch hơn, bảo vệ quyền lợi của cả người sản xuất và người tiêu dùng. Ngoài ra, bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 ra đời dựa trên sự phù hợp với các tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế sẽ giúp sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam tiệm cận hơn với thế giới.
Ông Lê Nam Hải, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng cho biết, một trong những hoạt động trọng tâm trong thời gian tới để hỗ trợ cho hoạt động hội nhập, nhất là xuất khẩu sản phẩm hữu cơ của Việt Nam ra thế giới thì cần có sự hài hòa TCVN 11041 với các tiêu chuẩn của các nước phát triển.
"Việt Nam sẽ sớm có trao đổi, thảo luận để có cơ chế công nhận việc áp dụng TCVN 11041 được chấp nhận bởi các tổ chức quốc tế và nước ngoài, từ đó tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam ra quốc tế", ông Lê Nam Hải nói.
Theo Nguyễn Mạnh/congluan.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;