Tại xã Hành Thuận (Nghĩa Hành), lãnh đạo xã này chọn nghề làm chổi đót ở thôn Đại An Đông 1 làm sản phẩm riêng. Chủ tịch UBND xã Hành Thuận Nguyễn Hữu Lệ, cho biết: “Từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất của chương trình xây dựng nông thôn mới, chúng tôi sẽ phân cho các hộ vay vốn phát triển sản xuất.
Sau 1 – 3 năm, chúng tôi sẽ thu hồi vốn và tiếp tục xoay vòng, để tất cả các hộ đều được tiếp cận nguồn vốn này. Đó là một trong những cách làm nhằm giúp bà con hiểu hơn về đề án, từ đó họ sẽ có ý thức và trách nhiệm hơn về công việc và sản phẩm do chính mình làm ra”.
Nghề làm chổi đót của người dân xã Hành Thuận (Nghĩa Hành). |
Khác với Nghĩa Hành và các huyện đồng bằng, hai huyện miền núi Minh Long và Sơn Tây cũng đang gặp khó khăn trong việc thực hiện đề án. Vì thế, ngay từ khi triển khai thực hiện, lãnh đạo hai huyện này đã đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân.
Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Minh Long Phạm Đăng Đàm, cho biết: “Thuận lợi của địa phương là từ lâu đã có sản phẩm chè. Tuy nhiên, từ việc canh tác cho đến khi thu hoạch đều manh mún, nhỏ lẻ, nên thu nhập chưa ổn định. Do đó, chúng tôi đã tuyên truyền, chỉ ra những lợi ích khi sản xuất theo chuỗi giá trị để bà con hiểu. Một khi nhận thức của họ thay đổi, thì đề án mới thành công”.
Mặc dù chương trình mới triển khai, nhưng thực tế, nhiều địa phương đã thực hiện từ nhiều năm trước và đã có sản phẩm đưa ra thị trường. Tuy nhiên, việc giúp cho người dân có cái nhìn sâu sắc hơn về đề án này, thì rất ít địa phương thực hiện được.
Mới đây, huyện Sơn Tây đã triển khai và mở rộng mô hình trồng cau theo hướng chuyên canh. Tuy nhiên, do tập tục canh tác, nên đa số đồng bào CaDong chưa ý thức được cách thức canh tác mới, điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện đề án mỗi xã một sản phẩm của huyện Sơn Tây.
Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Sơn Tây Đinh Công Lập, chia sẻ: “Toàn huyện có 9 xã, nhưng đã có 6 xã đăng ký sản phẩm là cây cau. Sắp tới, địa phương sẽ thực hiện việc ký kết giữa các xã với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm, nên việc nâng cao nhận thức của bà con về đề án này là vô cùng cấp thiết”.
Để đề án mỗi xã một sản phẩm thành công cần có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để người dân hiểu kỹ các vấn đề này. Trong đó, việc nâng cao nhận thức của người dân là vấn đề mấu chốt.
Tác giả bài viết: ĐÌNH DIỆU
Nguồn tin: baoquangngai.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã