Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, có 25 sản phẩm của 12 huyện, thị, thành phố được đề nghị đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP. Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ của chủ thể và UBND cấp huyện; Văn phòng Điều phối NTM tỉnh đã đề nghị Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa trong đợt 4 – năm 2020 lần này xem xét xếp hạng cho 11 sản phẩm; gồm: huyện Thọ Xuân có 1 sản phẩm là bưởi Luận Văn Hải Đăng đạt 4 sao, huyện Vĩnh Lộc 1 sản phẩm là dưa lưới Nam Giao; huyện Hoằng Hoá 2 sản phẩm là dưa Hấu Đồng Quê đạt 3 sao, nước mắm Bà Hoan đạt 3 sao; thị xã Nghi Sơn 1 sản phẩm là mắm tôm đặc biệt Tác Huy đạt 3 sao; huyện Yên Định 1 sản phẩm là tương Làng Ái đạt 3 sao; huyện Quan Hoá 1 sản phẩm là bánh nhãn Hồi Xuân; huyện Triệu Sơn 1 sản phẩm là Trà xanh thanh nhiệt - tỉnh táo đạt 3 sao; huyện Hà Trung 1 sản phẩm là gạo nếp hạt cau Tiên Sơn Hà Lĩnh đạt 4 sao; huyện Thường Xuân 1 sản phẩm là Tinh dầu Quế; TP Thanh Hoá 1 sản phẩm là nước giặt Thảo dược Biotech đạt 4 sao.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thành viên hội đồng
phát biểu đánh giá sản phẩm tại hội nghị.
Các sản phẩm được đề nghị công nhận sản phẩm OCOP lần này được đánh giá quy mô sản xuất của các chủ thể đều đạt từ trung bình trở lên và có xu hướng phát triển tốt.
Các sản phẩm đều có chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, các sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm đều có phiếu xét nghiệm nguồn nguyên liệu đầu vào và kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra theo các quy định.
Qua bỏ phiếu, các thành viên Hội đồng đã thống nhất có 4 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao, 6 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
Riêng sản phẩm Chè xanh thanh nhiệt - tỉnh táo của huyện Triệu Sơn được đề nghị để lại đánh giá, phân loại lần sau do tên gọi chưa thực sự hợp lý, một số tiêu chí về mẫu mã, màu sắc cần được điều chỉnh lại.
Đại diện Sở Công Thương, thành viên hội đồng
phát biểu đánh giá sản phẩm tại hội nghị.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đánh giá cao Tổ thư ký giúp việc của Hội đồng là Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh và các sở, ngành liên quan. Trên tinh thần làm việc nghiêm túc, Hội đồng đã đánh giá, bầu chọn thêm 10 sản phẩm OCOP cho tỉnh.
Để tổ chức tốt hơn cho những hội nghị xét chọn sản phẩm OCOP lần sau, đồng chí yêu cầu Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh phải kiểm duyệt hồ sơ kỹ lưỡng hơn, không để có sai sót. Lựa chọn tốt các khâu ban đầu, hạn chế tối đa sản phẩm đưa đến hội nghị đánh giá, xếp hạng còn bị loại bởi một số nguyên nhân đơn giản, làm ảnh hưởng đến tâm lý của chủ thể sản xuất. Trong đợt xét duyệt tiếp theo phải có màn hình, kèm với sản phẩm để minh họa các thông tin liên quan.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang – Chủ tịch hội đồng
phát biểu kết luận hội nghị.
Thời gian tới, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh tiếp tục hỗ trợ các chủ thể, các địa phương nâng cao chất lượng (cấp sao) của các sản phẩm đã được công nhận; hướng dẫn các chủ thể đang làm hồ sơ và các khâu xét duyệt phải theo đến cùng, khắc phục những thiếu sót và phải kiên trì để sản phẩm được công nhận. Cùng với đó, phải hướng sản phẩm OCOP đến thị trường nước ngoài.
Đồng chí giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Công thương tổ chức các gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP tại Cảng Hàng không Thọ Xuân, TP. Hà Nội và các điểm du lịch nổi tiếng trong tỉnh để thị trường ngày càng rộng mở cho các sản phẩm.
Theo Xuân Nghĩa/thanhhoa.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã