Tại các điểm này hiện đã có hàng chục sản phẩm hàng hóa đặc trưng của các vùng miền của tỉnh Thanh Hóa được công nhận là sản phẩm OCOP trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm.
Ngoài ra, nhiều sản phẩm đang được xây dựng thành sản phẩm OCOP, những sản phẩm nông – lâm nghiệp tiềm năng cũng được bày bán.
Các sản phẩm OCOP của tỉnh tỉnh Thanh Hóa hiện được trưng bày tại 4 điểm: Trung tâm Trưng bày hàng hóa tỉnh Thanh Hóa của Chi nhánh VCCI, tại số 91 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Đông Thọ; quầy bán hàng trong chung cư Xuân Mai, phường Đông Hải; cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, số 567 Quang Trung 3, phường Đông Vệ và quầy hàng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh ở số 18, đường Hạc Thành, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa.
Tại các điểm này, Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ một phần kinh phí để chủ các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất duy trì gian hàng.
Theo thông tin từ Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có 42 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 2 sản phẩm đã đề xuất trở thành sản phẩm OCOP Quốc gia.
Nhiều sản phẩm OCOP đã có thị trường rộng mở, như: dưa lưới, dưa vàng kim hoàng hậu; nước mắm Lê Gia; bánh gai Lâm Thắm; miến gạo Thăng Long; chè Bình Sơn; chiếu cói Ngân Khương; rượu Sâm Báo; chè lam Phủ Quảng…
Theo Võ Văn Dũng/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã