Các sản phẩm được đánh giá, phân hạng đạt 3 sao trở lên sẽ được tỉnh hỗ trợ xúc tiến quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Xác định tầm quan trọng của việc được công nhận sản phẩm OCOP nên sau khi Đề án chương trình OCOP giai đoạn 2019-2020 định hướng đến năm 2030 được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, các địa phương đã tiến hành xây dựng kế hoạch và tập trung rà soát, nắm chắc các sản phẩm lợi thế để đưa vào thực hiện chương trình theo lộ trình cho từng giai đoạn.
Qua rà soát, toàn tỉnh có trên 200 sản phẩm đặc trưng thuộc 3 nhóm: thực phẩm, đồ uống, dịch vụ nông thôn. Năm 2020, dự kiến có 25 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh gồm: tôm khô, chà bông tôm, bánh phồng tôm, cua, ba khía muôn, gạo sạch , sản phẩm từ chuối, bồn bồn, nước mắm…Các tiêu chí để sản phẩm trên được chọn là đã được các hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn sản các huyện, thành phố sản xuất ổn định bằng nguyên liệu của địa phương; có bao bì, nhãn mác, kiểu dáng sản phẩm phù hợp và thị trường tiêu thụ khá ổn định; tạo được việc làm cho lao động nông thôn.
Với lợi thế là địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản đứng đầu tỉnh, thời gian qua, huyện Đầm Dơi có nhiều giải pháp, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực. Nhiều sản phẩm đã khẳng định được thương hiệu và bước đầu có định hướng chế biến gia tăng giá trị. Năm 2020, huyện Đầm Dơi chọn 6 sản phẩm tham gia chương trỉnh OCOP là: 2 sản phẩm tôm khô, tôm rang, chà bông tôm, ba khía muối và chả cá phi.
Sản phẩm ba khía muối của của anh Nguyễn Văn Miên, ở ấp Cây Kè, xã Quách Phẩm Bắc được trưng bày tại hội chợ khuyến mại tập trung của tỉnh Cà Mau năm 2020.
Là cơ sở sản xuất mới hình thành trong vài năm trở lại đây, nhưng cơ sở sản xuất ba khía muối do anh Nguyễn Văn Miên, ở ấp Cây Kè, xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi làm chủ đã tạo được chỗ đứng trên thị trường đang cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Hiện tại, cơ sở của anh Miên kinh doanh chủ yếu là đặc sản và thế mạnh địa phương như: cua, cá, tôm khô, cá khô… nhưng anh Miên chọn sản phẩm ba khía muối là sản phẩm đầu tiên làm nên thương hiệu của cơ sở để tham gia chương trình OCOP của huyện. Anh Nguyễn Văn Miên cho biết: “Xuất phát từ ý tưởng sử dụng nguồn nguyên liệu dồi dào tại địa phương và nhu cầu của thị trường mà tôi chọn ba khía muối để khởi nghiệp. Lúc đầu gặp nhiều khó khăn, vì sản phẩm chưa được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, tôi kiên trì thay đổi công thức muối, trộn ba khía để đáp ứng nhu cầu khách hàng và quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội zalo, facebook nên sản phẩm được nhiều người biết đến hơn. Sau khi chất lượng được tin dùng tôi đầu tư trang thiết bị cải tiến mẫu mã, đóng gói sản phẩm. Hiện tại mỗi tháng cơ sở cho ra thị trường từ 4 -5 tấn ba khía muối. Hiện nay, cơ sở có hàng trăm khách hàng ở các tỉnh trong nước và ngoài nước. Thời gian tới, nếu được chọn là sản phẩm OCOP sẽ được tham gia các chương trình xúc tiến quảng bá sản phẩm của tỉnh để đưa thương hiệu đến nhiều tỉnh thành trên cả nước hơn nữa”.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau Đỗ Vũ Thiên Ân cho biết: “Đề án OCOP Cà Mau mục tiêu chính là phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; xây dựng và quản lý nhãn hiệu OCOP thành thương hiệu của tỉnh và cả nước, nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thực hiện giảm nghèo bền vững. Theo kế hoạch, năm 2020 tỉnh Cà Mau sẽ phát triển khoảng 25 sản phẩm; đến năm 2025 phát triển thêm khoảng 47 sản phẩm và đến năm 2030 sẽ phát triển thêm khoảng 28 sản phẩm OCOP, như vậy đến năm 2030 có tổng cộng khoảng 100 sản phẩm OCOP. Các sản phẩm OCOP tập trung vào các nhóm sản phẩm đặc trưng, chủ lực, có lợi thế của tỉnh Cà Mau và phát triển theo định hướng tăng về số lượng, gia tăng về giá trị, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng và môi trường. Các sản phẩm được chọn để phát triển thành sản phẩm OCOP từng bước sẽ được hoàn thiện, nâng cấp để đạt các tiêu chí OCOP từ cấp huyện (1 - 2 sao) lên cấp tỉnh (3 - 4 sao) và phấn đấu đạt cấp quốc gia (5 sao) để vươn ra thị trường thế giới.
Có thể khẳng định, chương trình OCOP là cơ hội để các tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản, dịch vụ tiêu biểu, dễ dàng tiếp cận với các đối tác kinh doanh mở rộng thị trường cung cấp sản phẩm, nâng cao giá trị, thu nhập, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn.
Theo Kim Nhiên/camau.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã