Học tập đạo đức HCM

Yên Bái có 18 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt 3 sao

Thứ hai - 05/10/2020 02:42
Sau hơn một năm triển khai Chương trình OCOP, toàn tỉnh có 18 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt 3 sao; riêng tháng 8/2020 có 10 sản phẩm đạt 3 sao.

Người dân Bảo Hưng thu hái chè Bát Tiên (ảnh minh họa)

Là sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn OCOP 3 sao trong tốp đầu của tỉnh, sản phẩm chè Bát tiên Bảo Hưng, xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên được đánh giá cao và đạt chuẩn sản phẩm. Để nâng cao chất lượng sản phẩm chè, địa phương đã vận động nhân dân nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh (QSEAP);  thực hiện mô hình "Sản xuất chè an toàn, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2017 - 2019. Từ việc chỉ biết canh tác theo truyền thống thì giờ đây người dân xã Bảo Hưng đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chè, môi trường, sức khỏe của các hộ trong sản xuất.

Chương trình OCOP là sự huy động các nguồn lực để thực hiện một cách đồng bộ hệ thống giải pháp nhằm phát triển một hoặc một số sản phẩm chủ lực của từng địa phương, góp phần thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí "Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM; phát triển ngành nghề nông thôn, góp phần thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế nông thôn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Đồng thời, là giải pháp thiết thực, hiệu quả trong cơ cấu lại và phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn và đô thị. Theo đó, tỉnh đã có chiến lược, kế hoạch phát triển 3 cấp độ sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp địa phương; thúc đẩy ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất và quản lý, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, có giá trị gia tăng cao. Cùng đó, OCOP còn là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng nâng giá trị, chất lượng những sản phẩm thế mạnh sẵn có.

Với hướng đi đúng, việc thực hiện chương trình OCOP được xem là giải pháp tốt nhất để kêu gọi các doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều hơn vào sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng ứng dụng công nghệ cao, tập trung các nguồn lực phát triển sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao của tỉnh. Hình thành, phát triển các sản phẩm có chất lượng theo đúng quy chuẩn, có lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường ở cấp cộng đồng; từ đó, tạo nền tảng để nâng cấp, phát triển thành sản phẩm cấp tỉnh, cấp quốc gia.

Sau hơn một năm triển khai Chương trình OCOP, toàn tỉnh có 18 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt 3 sao; riêng tháng 8/2020 có 10 sản phẩm đạt 3 sao. Đồng thời khẳng định, OCOP đã làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, khơi dậy và phát huy tinh thần tự lực, tự tin, sáng tạo khởi nghiệp trong nhân dân, hướng người dân vào kinh tế thị trường, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo ra nhiều việc làm, thu nhập ở khu vực nông thôn.

Việc phát triển sản xuất các sản phẩm nông sản, tiểu thủ công nghiệp chủ lực, đặc trưng, tiềm năng tại các vùng nông thôn góp phần tạo việc làm, hạn chế việc di dân từ nông thôn ra thành thị, giữ gìn ổn định xã hội, từng bước đưa kinh tế khu vực nông thôn phát triển theo chiều sâu, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị.

Chương trình OCOP còn giúp người dân nâng cao trình độ nhận thức, từng bước tiếp cận và ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất, nắm bắt tốt thông tin thị trường; từ đó, quyết định lựa chọn và phát triển các sản phẩm bảo đảm chất lượng tốt nhất theo quy chuẩn để tăng lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

OCOP tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng đậm nét văn hóa từng địa phương, góp phần phục hồi và phát triển một số sản phẩm truyền thống đang bị mai một, khơi dậy niềm tự hào của người dân mỗi vùng quê.

Hơn thế, OCOP còn tạo ra sự "quyến rũ" của vùng nông thôn, thu hút lao động và nguồn vốn đầu tư về khu vực này, hạn chế dòng người nông thôn kéo ra đô thị, giúp cho xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững, thu hẹp khoảng cách đô thị và nông thôn.

Thời gian còn lại của năm 2020, tỉnh phấn đấu hoàn thành việc xây dựng và công nhận thêm 76 sản phẩm OCOP hạng 3 sao; trong đó, có những sản phẩm nổi tiếng ở mỗi địa phương: mật ong hoa tự nhiên Mù Cang Chải, sản phẩm táo mèo khô (sơn tra) Mù Cang Chải, khoai sọ nương Trạm Tấu, măng ớt Trạm Tấu, chè Shan tuyết Phình Hồ, miến đao Trấn Yên, chè Bát tiên Hưng Khánh, măng Bát độ, cam Đường canh Văn Chấn, trà Đằng, nếp Tú Lệ, cam lòng vàng Văn Chấn, thịt lợn hun khói Mường Lò, thịt trâu hun khói Mường Lò.     

Theo Ban Biên tập/yenbai.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập239
  • Hôm nay37,010
  • Tháng hiện tại812,288
  • Tổng lượt truy cập91,986,017
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây