Bệnh do virus thuộc nhóm Pox virus gây ra. Chúng làm gà tăng trưởng chậm, da ở vùng không có lông nhiều chỗ bị viêm, các lỗ chân lông xuất hiện nhiều chỗ có mụn hay thấy mụn ở rìa mỏ, rìa mắt, phần tiếp giáp với mỏ sừng…
Bệnh có thể gây chết 5 - 12%, có thể lây lan trực tiếp hay gián tiếp qua vật mang mầm bệnh như muỗi. Tiêm vaccine là giải pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất; nếu xảy ra dịch nên tiêu hủy gà bệnh.
Bệnh do Corona virus (ARN virus) gây ra. Là bệnh truyền nhiễm gây thiệt hại kinh tế rất lớn, bệnh xảy ra quanh năm và trên mọi lứa tuổi ở gà với tỷ lệ mắc bệnh 50 - 100%, gây chết 0 - 25%.
Bệnh gây đau đớn cho gà và đặc biệt nguy hiểm đối với gà con dưới 1 tháng tuổi, gây thiệt hại nghiêm trọng ở gà nuôi lấy trứng và trứng thương phẩm. Hiện, bệnh không có phương pháp điều trị đặc hiệu.
Nó có thể bao gồm cả những loại ký sinh trùng đơn giản nhất mà người nuôi cũng không lưu ý đến. Ký sinh trùng bám vào lỗ chân lông hoặc da để hút máu hoặc là khâu trung gian truyền bệnh khác cho gà. Mức độ tổn thương và thiệt hại phụ thuộc vào số lượng ký sinh trùng, trạng thái dinh dưỡng của ký chủ và một số bệnh kế phát khác. Bệnh ngoại ký sinh trùng được chia làm 4 nhóm: rận, rệp ve, và bọ chét. Bệnh làm cho gà chậm lớn, giảm sản lượng trứng.
Ký sinh trùng thường nằm bên trong cơ thể của vật nuôi. Gà con bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do hệ miễn dịch yếu. Ở gà, bệnh ký sinh trùng đường máu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gà nuôi, làm thiệt hại về kinh tế khá lớn. Gà bị bệnh thường có biểu hiện chậm chạp, mệt mỏi, bỏ hoặc giảm ăn, giảm đẻ… Để ngăn chặn các bệnh do nội ký sinh trùng gây ra cần thực hiện một số biện pháp phòng sau: Giữ chuồng nuôi luôn sạch sẽ và thoáng mát; Chọn gà giống đã được tiêm phòng, đảm bảo chất lượng; Cách ly gà bệnh; Sử dụng các loại thảo mộc cho gà ăn để thúc đẩy hệ miễn dịch của chúng.
Đây là một bệnh nguy hiểm ở gà do nhóm virus Herpes type B và là một ARN virus gây ra. Khi gà mắc bệnh Marek có tỷ lệ chết cao, có đàn lên tới 60 - 70%, sau khi xâm nhập vào cơ thể gà, virus này mãi tồn tại trong cơ thể gà (nguồn lây bệnh);
Gà bệnh có biểu hiện như liệt chân và cánh; mắt có phản xạ kém; hô hấp khó khăn; gà chết có xác khô, gầy. Hiện, vẫn chưa có được thuốc để điều trị căn bệnh này, phòng bệnh là biện pháp chính.
Là bệnh khá phổ biến ở nhiều khu vực nuôi trên thế giới. Gà nuôi nhốt cần phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng nếu không chúng sẽ xảy ra các bệnh khác nhau và gây ảnh hưởng đến năng suất của trại. Ví dụ, thiếu canxi sẽ làm cho gà còi cọc và gặp vấn đề về cấu trúc xương, gà đẻ sẽ giảm năng suất trứng. Do đó, cần đảm bảo gà tại trại nuôi luôn được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn.
Gà có thể giảm hoặc ngừng đẻ trứng do những vấn đề về sinh sản mà chúng gặp phải. Nó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau ảnh hưởng đến khả năng sản xuất như tuổi, thay lông, ánh sáng, bệnh…
Là một trong các bệnh đáng sợ nhất trên gà, có thể gây chết cao do virus nhóm Paramyxo gây ra và được phân ra nhiều type huyết thanh dựa trên yếu tố độc lực. Gà bị bệnh có biểu hiện ủ rũ, ăn ít, uống nước nhiều, lông xù, sốt cao; có triệu chứng thần kinh, cơ quan vận động bị tổn thương biến loạn nặng. Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Nên bổ sung thêm Vitamin C và Vitamin nhóm B, cải thiện khẩu phần thức ăn có thể làm giảm bớt tỉ lệ tử vong trong giai đoạn cuối ổ dịch. Cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm phòng vaccine.
Tại những khu vực có nhiệt độ thấp hay vùng lạnh, người nuôi cần phải lưu ý đến bệnh bỏng lạnh. Khi trời lạnh, vật nuôi sẽ có xu hướng tự bảo vệ nhằm chống lại nhiệt độ, nhưng dưới thời tiết khắc nghiệt, gà sẽ bị tê cóng và xuất hiện hiện tượng bị bỏng lạnh với các triệu chứng như xuất hiện các đốm đen ở ngón chân, mào, cổ (xuất hiện nhiều ở gà trống hơn).
Do đó, người nuôi cần phải thực hiện các biện pháp chống rét, ủ ấm cho trang trại để tránh những tổn thất không đáng có xảy ra.
Hiện tượng cắn mổ nhau thường bắt đầu bằng việc mổ lông, mổ ngón chân, mổ mào, mổ đuôi và đặc biệt mổ hậu môn của nhau. Khi một con bị chảy máu, bị thương tích sẽ lập tức kích thích đồng loại tập trung mổ cắn vào vết thương và bùng nổ hiện tượng cắn mổ nhau ở cả đàn... Bệnh xảy ra do các nguyên nhân như không cắt mỏ; mất cân đối dinh dưỡng; lai giống cận huyết; mật độ nuôi cao; ánh sáng quá mức; chuồng nóng; thiếu máng ăn, nước uống. Ngoài ra, bệnh có thể do các bệnh truyền nhiễm, giun sán, dùng kháng sinh dài ngày, rối loạn hormone trong thời kỳ sinh sản. Bệnh làm gà chậm lớn, chất lượng thịt kém… Do vậy, người nuôi phải thực hiện các biện pháp quản lý thích hợp và khoa học để tránh hiện tượng này xảy ra.
Phương Đông
http://nguoichannuoi.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã