Học tập đạo đức HCM

Bí quyết kỹ thuật trồng lúa nàng Nhen thơm Bảy Núi

Thứ bảy - 01/07/2017 06:36
Để có được hạt gạo nàng Nhen thơm ngon, người nông dân đã phải bỏ ra không ít công sức, mồ hôi và nước mắt để thực hiện các công đoạn từ gieo trồng, bón phân cho đến thu hoạch.

Lúa Nàng nhen chịu hạn tốt, ít bị sâu bệnh, không cần phải sử dụng nhiều phân vô cơ, sử dụng phân bò là chính, phát triển tốt dựa vào nguồn nước mưa.

Riêng về kỹ thuật canh tác trồng lúa, người nông dân Khmer cũng có đặc thù riêng, ít sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng tưới tiêu chủ yếu từ nguồn nước mưa nên lúa gạo Nàng Nhen có giá trị đặc biệt.

Kỹ thuật canh tác, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản phải được tiến hành cẩn thận theo đúng quy trình . Lúa không sạ thẳng mà gieo mạ rồi mới cấy.

Đất ruộng trên cần được làm kỹ, cày 1-2 lần, bừa 2-3 lần, phân bò bón lót đã ủ hoai được trộn nhuyễn khi làm đất, gieo mạ vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 và cấy lúa khi mạ từ 25 đến 30 ngày.

Ngoài cách bón phân hữu cơ (phân bò), tùy theo khả năng kinh tế có thể sử dụng cách bón phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ với liều lượng và thời điểm thích hợp. Lúa Nàng Nhen Thơm được thu hoạch vào đầu mùa khô.

Căn cứ vào địa hình, người dân be bờ, tạo ra các mảnh ruộng bậc thềm cao rộng hẹp khác nhau và càng rộng ra khi xa chân núi để trữ nước trồng lúa.

Vào mùa mưa (chiếm 90% tổng lượng mưa hàng năm), với lượng mưa 132mm/tháng, dù địa hình dốc, nước thoát nhanh nhưng các cơn mưa liên tục với hơn 15 ngày mưa/tháng đủ cho nhu cầu về nước trong 2/3 thời gian sinh trưởng đầu của cây lúa Nàng Nhen Thơm Bảy Núi.

Trong quy trình sản xuất đặc biệt của người dân Khmer, yêu cầu bắt buộc là phải bón phân bò ủ oai mục cho lúa. Khu vực Bảy Núi có nhiều loại cây cỏ họ Hòa Thảo, là nguồn thức ăn tự nhiên của đàn bò.

Trong thành phần của các loài cây họ Hòa Thảo, ngoài protein thô, lipid, chất xơ, khoáng tổng số… còn có Lignin, do đó phân bò ở khu vực này là yếu tố đặc biệt bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cây lúa mà không khu vực nào có được.

Phân bò ở Bảy Núi được ủ, đánh tơi rất kỹ trước khi bón cho cây lúa. Do cày bừa từ 3 đến 5 lần nên phân bò lẫn đất, quện lại như “lớp hồ” dày trên mặt ruộng, giúp rễ lúa hấp thụ dưỡng chất tốt hơn trong tầng canh tác 15-20 cm, mưa lớn không trôi mất phân.

Mặt khác, khi có một “lớp hồ” dày trên bề mặt cũng giúp cho ruộng đỡ mất nước khi lúa đè nhánh, làm đòng.

Nguồn: Báo Vĩnh Long

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập233
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm228
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại873,624
  • Tổng lượt truy cập92,047,353
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây