Học tập đạo đức HCM

Chăm sóc cam bù sau thu hoạch

Thứ ba - 27/02/2018 09:37
Hiện nay, ngoài một số hộ đang tập trung thu hoạch nốt sản lượng cam bù đang còn trên cây thì đại đa số người trồng cam trên địa bàn Hà Tĩnh đã quay trở lại chăm sóc, khôi phục vườn cam. Đó là công việc không thể bỏ qua hay chậm trể bởi nó có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế cho vụ cam tiếp theo.


Những ngày nghỉ tết nhanh chóng qua đi, người dân trồng cam huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh đã tập trung vào việc chăm sóc vườn cam của mình, đó là tiến hành cắt tỉa các cành bị sâu bệnh, cành yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả. Làm sạch cỏ quanh gốc để hạn chế việc cạnh tranh nước và mất dinh dưỡng, ngăn chặn sự xâm nhập của sâu bệnh. Đồng thời tăng cường vun xới đất, bón phân cho cây để vườn cam khỏe mạnh, phát triển tốt. Việc chăm sóc vườn cam sau thu hoạch đúng kỹ thuật sẽ làm tăng năng suất cho cây cam những vụ tiếp theo.

Upload

Cam bù Hương Sơn là giống cây đặc sản của tỉnh Hà Tĩnh

Cam Bù là giống cây đặc sản cho hiệu quả kinh tế cao, vì thế tỉnh Hà Tĩnh đã có chiến lược cụ thể nhằm phục hồi, lưu trữ, bảo tồn nguồn giống và phát triển diện tích trồng Cam Bù. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã công nhận cam Bù là loại cây ăn quả chất lượng cao và được đưa vào danh mục các loại cây ăn quả đặc sản quý cần bảo tồn quỹ gene. Ở huyện Hương Sơn, cam bù được trồng chủ yếu ở các xã Sơn Trường, Sơn Phúc, Sơn Mai, Sơn Thuỷ…. Không như các giống cam khác, Cam Bù là giống chín muộn, chín đúng vào dịp Tết Nguyên đán nên giá trị kinh tế mang lại rất cao. Là một trong những cây ăn quả chủ lực của huyện Hương Sơn, là sản phẩm đặc sản mà tỉnh Hà Tĩnh nên cam Bù đang được khuyến khích phát triển tập trung sản xuất theo hướng hàng hoá, chất lượng cao, phục vụ mục tiêu xuất khẩu, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. 

Gia đình chị Phạm Thị Giang ở Kim Lĩnh xã Sơn Mai huyện Hương Sơn đang tập trung nhân lực chăm sóc, bón phân cho cây cam. Với kinh nghiệm trồng cam lâu năm, Chi Giang cho biết, việc làm cỏ, xới đất là rất quan trọng. Gần gốc thì xới nông, giữa các hàng thì xới sâu hơn để cho rễ cây cam phát triển.

        “Xã Sơn Mai hiện có trên 284 ha Cam Bù, trong đó khoảng 100ha đã cho thu hoạch, Năm nay mặc dù thời tiết bất lợi, giá cam không cao như một số năm trước nhưng đổi lại sản lượng cao hơn so với những năm trước. Vì vậy thu nhập của người trồng cam không bị giảm sút, nhiều hộ còn tăng lên nhờ việc đầu tư mở rộng diện tích. Bình quân mỗi năm cam bù đem lại nguồn thu cho nhân dân địa phương trên 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc đầu tư chăm sóc vườn cam giữa các hộ chưa được đồng đều nên năng suất nhiều hộ còn thấp. Ngoài ra những năm vừa qua, bà con nông dân Hương Sơn nói chung và xã Sơn Mai nó riêng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đó là nguy cơ thoái hóa giống, sâu bệnh, thiên tai,… đặc biệt là bệnh vàng lá greening đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hiêu quả sản xuất của người dân”, ông Nguyễn Dương Hợp- Phó chủ tịch UBND xã Sơn Mai, huyện Hương Sơn cho biết.

Upload

Ông Võ Tá Phong, cán bộ kỹ thuật trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc vườn cam

     Ông Võ Tá Phong – cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh cho biết: “Đối với cây ăn quả do rễ cung cấp hết dinh dưỡng nuôi quả, sau khi thu hoạch nếu không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn đến suy kiệt. Bên cạnh đó, bộ phận lá sau giai đoạn quang tổng hợp để nuôi quả sẽ bị già, không còn tốt. Đây là 2 bộ phận sẽ suy kiệt đầu tiên, sau đó là thân cây. Đặc tính của cây có múi là phải tạo cành, tỉa tán sau khi thu hoạch. Đối với cây cam, cành cắt càng sâu càng cho ra chồi mạnh. Đặc biệt, cây cam cho quả ở chồi cành, nếu không cắt tỉa dẫn đến những vụ sau cây không ra nhiều quả. Bên cạnh đó, phải bón phân bổ sung chất dinh dưỡng bồi bổ cho bộ rễ phát triển và cho thân cây dự trữ lại năng lượng, để từ đó cây cho ra lá non mới. Đối với việc bón phân phục hồi vườn cây có múi, đặc biệt là cây cam, bà con nên bón phân một cách hợp lý dựa vào độ tuổi của cây, lấy tỉ lệ đạm chia cho kali nếu ra kết quả dao động từ 2 - 2,5 là thích hợp nhất, tránh bón thừa phân đạm làm quả bị chua.”

        “Để giúp vườn cây trồng phát triển tốt, cần bón phân chuồng trước, sau đó bón phân hữu cơ. Do trong phân chuồng có rất nhiều vi sinh vật, những vi sinh vật này hoạt động biến urê thành dạng đạm dễ tiêu, lân khó tiêu thành lân dễ tiêu. Khi các vi sinh vật đã có trong đất, tiếp tục bón phân vô cơ. Nếu vườn bị chua, cần điều chỉnh bón phân cá kết hợp với phân chuồng, bón cách nhau 1 năm để cân đối lượng pH trong đất. Nếu bón liên tục sẽ đẩy độ pH lên cao, gây ra hiện tượng giữ phân bón lại, dẫn đến chết cây. Ngoài ra bà con thường xuyên thăm vườn, theo dõi tình hình sâu bệnh, áp dụng quy trình phòng trừ tổng hợp, sử dụng các biện pháp sinh học, khi cây xuất hiện sâu bệnh cần phun các loại thuốc chuyên dùng theo đúng hướng dẫn kỹ thuật”, ông Võ Tá Phong cho biết thêm.

       Theo các khuyến cáo của ngành chuyên môn, vụ cam năm 2017 – 2018 có kéo dài hơn so với những năm trước đây. Do đó ngay sau khi thu hoạch các hộ cần tập trung vào chăm sóc cây cam để đảm bảo cho năm tiếp theo. Mặc dù giá cam năm nay có thấp hơn so với năm trước song bù lại sản lượng cam tăng nên người trồng cam vẫn có lãi. Chính điều này đòi hỏi người nông dân cần tập trung vào chăm sóc, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm cho những vụ tiếp theo./.

 
Theo Nguyễn Hoàn/khuyennonghatinh.com
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập341
  • Hôm nay31,973
  • Tháng hiện tại210,540
  • Tổng lượt truy cập90,273,933
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây