Học tập đạo đức HCM

Chế phẩm từ hầm biogas nhiều công dụng

Thứ ba - 19/09/2017 04:33
Hộ dân tham gia Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp Bến Tre (LCASP) sẽ được các kỹ sư nông nghiệp tập huấn quy trình, kỹ thuật ủ phân hữu cơ từ chất thải xử lý từ hầm biogas. Hiện nay, nhiều nông dân tham gia Dự án LCASP đã thông thạo và rất thành công với cách làm này.

Giảm chi phí phân bón

Anh Hồ Trung Hoàng ở ấp Long Quới, xã Long Thới, huyện Chợ Lách trồng 6 công sầu riêng Ri6 và nuôi 300 con gà thả vườn. Nguồn phân chuồng anh phải mua thêm từ nơi khác về ủ theo hướng dẫn của các kỹ sư Dự án LCASP. Đó là xây bồn gom phân, lắp hệ thống quạt vào chuồng ủ và trộn nấm Trichoderma nhằm tác động thêm vi sinh giúp phân ủ mau phân hủy, với 2kg tương ứng cho 1 tấn phân chuồng. Thời gian ủ sau một tháng, phân sẽ không còn mùi hôi, có thể dùng bón dưới tán sầu riêng, bưởi da xanh khi vào vụ giúp cây phát triển tốt, năng suất trái cao.

Anh Hoàng cho biết thêm, nếu đủ nguồn phân chuồng nguyên liệu 1,5 - 2 tấn/lần ủ, trong năm có thể ủ tới 10 lần. Cây trong vườn bón dưới tán 10kg/cây (1kg/m2) là đủ. “Từ năm 2016, áp dụng theo cách làm phân hữu cơ từ phân chuồng, tôi không phải mua phân vô cơ như trước, ước giảm được chi phí phân bón hơn 60%. Bà con trong xóm thấy tôi thực hành hiệu quả nên học hỏi, làm theo”, anh Hoàng nói.

Một cách làm khác, ông Nguyễn Văn Sốt ở ấp Tân Long 2, xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc có trại nuôi heo thịt gần 50 con và khoảng 1ha vườn trồng bưởi da xanh. Tham gia Dự án LCASP, ông xây công trình xử lý phân, nước thải kiểu KT2, với thể tích 16m3, chi phí 18 triệu đồng (trong đó ông cũng đương nhiên được hỗ trợ không hoàn lại 3 triệu đồng từ Dự án LCASP).

Theo đó, phân heo tươi thải ra sau khi qua hệ thống biogas và hầm lọc sẽ được dẫn tưới cho vườn bưởi. Riêng chất bã bùn chính là phân hữu cơ bón cho bưởi ít bị sâu bệnh, trái đẹp. “Cách làm hầm biogas kiểu mới đã giúp giảm được tới 70% chi phí mua phân vô cơ như trước đây. Điều tôi muốn nói là 10 công bưởi sau nhà đạt hiệu quả nhờ loại phân hữu cơ “nguyên chất” do tự mình làm, sau khi trừ chi phí sản xuất còn lời khoảng 700 triệu đồng/năm”, ông Sốt phấn khởi.

Không chỉ riêng ông Sốt, Hợp tác xã bưởi Tân Long 2, xã Tân Thành Bình, với 48 thành viên, 100% đã áp dụng mô hình chăn nuôi và xử lý chất thải tạo nguồn phân hữu cơ đạt được những lợi ích tương tự. Quan trọng hơn, đây còn là điều kiện để xã viên canh tác theo quy trình VietGAP, hạn chế phun thuốc trừ sâu để có trái ngon, an toàn.

Không gây ô nhiễm môi trường

Theo các kỹ sư của Dự án LCASP, những vùng trồng hoa kiểng, cây ăn trái như Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc đang rất cần nguồn phân bón hữu cơ. Tuy nhiên, do chăn nuôi nhỏ lẻ, chủ yếu là gà thả vườn, dê và heo nên nguồn phân chuồng nguyên liệu tại chỗ không đủ. Nhận thấy hiệu quả việc sử dụng phân hữu cơ qua kỹ thuật xử lý từ phân chuồng bón cho vườn cây ăn trái và hoa kiểng, một nhóm nhà vườn ở huyện Chợ Lách đã lập ra tổ sản xuất phân bón hữu cơ, năng lực sản xuất cung ứng dự kiến khoảng 5 - 7 tấn/tháng.

Qua theo dõi quá trình triển khai Dự án LCASP từ năm 2014 đến nay, ông Nguyễn Chánh Bình - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Bến Tre cho biết, nhà vườn đã hưởng lợi ích khi áp dụng kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi, không còn ô nhiễm môi trường, chất thải còn là nguồn phân bón hữu cơ cho vườn cây xanh tốt, giảm 20 - 30% lượng phân vô cơ.

Theo ông Bình, các hộ chăn nuôi phân chất thải thành 2 nguồn. Trong chăn nuôi heo nái, phân được thu gom đưa vào kho và cung cấp cho các điểm thu mua ủ phân hữu cơ hoặc các trang trại trồng cây ăn trái. Đối với trại nuôi heo thịt, phân được đưa vào các công trình xử lý nước thải kiểu KT2, kế tiếp sang ao sinh học trước khi tưới cho cây trồng… Đối với chăn nuôi bò, phân được thu gom để khô, cung cấp cho các nhà vườn và phần nước thải đưa vào bể biogas xử lý dùng tưới cho cỏ.

Nguồn: http://www.baodongkhoi.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập144
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại220,751
  • Tổng lượt truy cập90,284,144
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây