Học tập đạo đức HCM

Chọn, bón phân đúng cách, cây trồng phát triển tốt

Thứ hai - 13/03/2017 09:24
Theo đánh giá của địa phương, phân lân Văn Điển rất phù hợp với đất và cây trồng ở đây vì giúp tăng năng suất, tăng chất lượng, giảm chi phí, đỡ tốn công bón và giúp thay đổi tập quán sản xuất.

Giúp nông dân lựa chọn phân bón phù hợp

Võ Nhai là huyện vùng núi cao của tỉnh Thái Nguyên. Sinh sống ở đây đa số là đồng bào dân tộc thiểu số: Tày, Nùng, Mông, Dao, Cao Lan. Ngành nghề sản xuất trồng trọt là chính với diện tích các cây trồng cả năm: Lúa (2.400ha), chè (836ha), ngô (3.500ha) và rau đậu các loại.

 chon, bon phan dung cach, cay trong phat trien tot hinh anh 1

Nông dân xã Liên Minh, huyện Võ Nhai cho biết phân Văn Điển giúp cho lúa cứng cây, đẻ khoẻ, đỡ bị chết rét, chống bệnh nghẹt rễ, lá lâu tàn, bông to, hạt mẩy, giảm sâu bệnh.  Ảnh: I.T

Đất gieo trồng các loại cây trên sườn núi, trong các thung lũng hầu hết là đất cao, dốc, nước tưới khó khăn, nước hay bị chảy tràn khi mưa. Đất chua pH từ 3 - 4, nghèo dinh dưỡng, nhất là thiếu các chất trung, vi lượng.

Đất cao, dốc, nước chảy tràn lan nên phân bón dễ bị rửa trôi, nhưng do nhận thức còn hạn chế nên nhiều năm nay, bà con ở đây thường xuyên bón các loại phân lân tan nhanh, Khi bón gặp nước, sau 48 giờ phân tan hết, sẽ bị rửa trôi nhiều. Đất đã chua lại bón phân có tính chất chua, độ chua ngày càng tăng. Cùng với tập quán canh tác lạc hậu, bón nhiều phân hoá học như đạm urê, kali… phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật sẽ không có lợi cho cây trồng, chất độc hại tích tụ nhiều trong đất, sâu bệnh ngày càng tăng và có nguy cơ bùng phát thành dịch. Mỗi vụ lúa thường phun 2 - 3 lần thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, nhiều nông dân thích bón loại phân nào cho chè xanh ngay nên chọn phân đạm là chủ yếu. Sau mỗi lần hái là một lần bón đạm, một năm có 7 - 8 lần bón, lượng đạm bón quá nhiều, 60 - 80kg đạm urê/sào; bón theo mưa, bón vãi trên mặt nên phân bị rửa trôi nhiều.

Do thấy được những tồn tại trên, từ năm 2014 đến nay, Hội Nông dân Võ Nhai phối hợp với Chi nhánh Vật tư nông nghiệp huyện dịch vụ chậm trả phân bón Văn Điển cho các hội viên nông dân. Ngoài việc cung ứng phân bón, Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển còn hỗ trợ kinh phí và tổ chức tập huấn vài chục lớp với hàng nghìn nông dân tham gia.

Về ý nghĩa của việc làm trên, ông Nông Xuân Trường-Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: "Trước tiên cần giúp nông dân trang bị những kiến thức cần thiết về đất đai, thâm canh cây trồng, những ưu điểm và tồn tại trong sản xuất, từ đó biết lựa chọn loại phân và cách bón phù hợp. Phân Văn Điển sau vài năm đưa vào diện tích bón phân trên ngày càng mở rộng, đến nay đã có trên 60% diện tích các loại cây trồng sử dụng phân Văn Điển. Hầu hết diện tích cây trồng phát triển tốt, tăng năng suất, giảm sâu bệnh, từng bước giúp nông dân thay đổi tập quán bón phân vãi trên mặt đất, bón chia làm nhiều lần".

Phù hợp với đất và cây trồng

Lân Văn Điển là loại phân tan chậm, chỉ tan trong dung dịch axit yếu do rễ cây tiết ra, cây cần đến đâu phân hoà tan đến đó nên ít bị rửa trôi, phân còn dành cho vụ sau. Phân có tỷ lệ canxi (vôi) tương đối cao nên có tác dụng khử chua cho đất. Là loại phân giàu dinh dưỡng, ngoài dinh dưỡng chính là lân còn có các chất trung, vi lượng. Các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng bón cho các loại cây trồng do thành phần chính có lân Văn Điển nên cũng có tác dụng như vậy (một số loại NPK thông thường không có các chất trung vi lượng). NPK Văn Điển không chứa chất phụ gia (chất độn) nên cây trồng sử dụng được hất hết.

Do có những tính chất ưu việt như vậy nên mặc dù mới đưa loại phân này vào sản xuất vài năm nay, nhưng bà con nông dân rất ưa chuộng. Bà Cầm Thanh Thuỷ, xã Liên Minh cho biết hiệu quả sau khi bón: "Phân Văn Điển giúp cho lúa cứng cây, đẻ khoẻ, đỡ bị chết rét, chống bệnh nghẹt rễ, lá lâu tàn, bông to, hạt mẩy, giảm sâu bệnh. Bón cho chè lá xanh bền, búp khoẻ, thu hái được nhiều, giảm phun thuốc, chè sao đỡ hao, pha được nước và tăng hương vị thơm ngon". 

Theo  Chu Công Tiện/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập798
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại797,869
  • Tổng lượt truy cập93,175,533
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây