Học tập đạo đức HCM

Giải pháp phát triển bền vững: Chăn nuôi kết hợp sử dụng hầm biogas

Thứ ba - 30/12/2014 03:51
Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung, huyện Triệu Phong nói riêng phát triển khá mạnh mẽ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân vùng nông thôn. Tuy nhiên, chất thải chăn nuôi đang là vấn đề nan giải, ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe của nhiều hộ dân trong vùng. Giải pháp để khắc phục tình trạng này là sử dụng hầm biogas.
 

Hầm ủ khí sinh học (biogas) giúp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của chất thải chăn nuôi đối với môi trường và sức khỏe con người, không những thế mô hình còn đem lại hiệu quả thiết thực về kinh tế cho các hộ gia đình.

Trong khuôn khổ dự án khuyến khích các mô hình bảo vệ môi trường tại huyện Triệu Phong do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Triệu Phong đã phối hợp với Chương trình phát triển vùng huyện tiến hành xây dựng mô hình khí sinh học và chuyển giao kỹ thuật vận hành, sử dụng hầm biogas tới các hộ dân trên địa bàn.

Trong năm, huyện đã xây dựng 160 hầm ủ khí sinh học tại 4 xã vùng dự án (Triệu Trạch 50 hầm, Triệu Sơn 35 hầm, Triệu Tài 44 hầm và Triệu Thượng 31 hầm). Trong quá trình thực hiện dự án, việc chọn hộ hưởng lợi được thực hiện công khai, dân chủ. Kinh phí xây dựng một mô hình biogas là 8,8 triệu đồng. Để nâng cao tinh thần và trách nhiệm của người hưởng lợi, mô hình đã huy động sự đóng góp của người dân. Theo đó, hộ nghèo đóng góp 10%, cận nghèo 20%, các hộ khác 30% giá trị công trình. Người hưởng lợi chủ động và tham gia tích cực trong suốt quá trình xây dựng, từ khâu chuẩn bị vật liệu, giám sát thi công cho đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao. 

Thực tế cho thấy, công trình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái nông thôn. Với sự hỗ trợ của dự án, các mô hình điểm được xây dựng cho người dân tham khảo, nên hầu hết các hộ nuôi lợn có quy mô từ 8-10 con trở lên đều có cơ hội tiếp cận và làm theo. Chị Nguyễn Thị Thảo (thôn Vân Tường, xã Triệu Trạch), một trong những hộ được hỗ trợ từ dự án, cho biết: “Có được bếp biogas đảm bảo chất lượng như thế này, tôi không phải mất công đi kiếm củi, chặt cây, tiết kiệm được chi phí mua củi khoảng 200.000-300.000 đồng/tháng, sử dụng được lâu dài. Ngoài ra, nó còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường”.

Chị Nguyễn Thị Nhàn (thôn An Hưng, xã Triệu Tài) cho hay: “Nhờ sử dụng hầm ủ biogas, gia đình tôi đã khắc phục được mùi hôi của phân lợn, chuồng trại sạch sẽ, đàn lợn của gia đình cũng ít nhiễm bệnh, chăn nuôi thực sự an toàn, hiệu quả. Nhờ vậy mà những người hàng xóm cũng không còn phàn nàn về chuyện này nữa”.

Trên cơ sở kết quả đã đạt được của mô hình, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Triệu Phong phối hợp cùng với các địa phương tích cực tuyên truyền, vận động các hộ sử dụng công trình này.

Bà Nguyễn Thị Lộc, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Triệu Phong, cho biết: “Thông qua các chương trình khuyến nông - khuyến ngư kết hợp với đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, người dân đã mạnh dạn đăng ký tham gia thực hiện mô hình. Những nỗ lực của chúng tôi đã góp phần giúp thay đổi nhận thức, nâng cao năng lực cho người dân địa phương, cải thiện môi trường nông thôn, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới”.

Công nghệ khí sinh học biogas là một trong những giải pháp nhằm quản lý bền vững nguồn chất thải chăn nuôi. Việc phát triển chăn nuôi gắn kết với xây dựng hầm biogas ở các vùng nông thôn đang là giải pháp đa tiện ích, không chỉ đem lại lợi ích trước mắt, mà còn góp phần cho ngành chăn nuôi phát triển lâu dài, bền vững.

Phan Việt Toàn
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập414
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm413
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại221,256
  • Tổng lượt truy cập90,284,649
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây