Học tập đạo đức HCM

Giải pháp ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn

Thứ hai - 21/03/2016 20:55
Trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đến sớm, sâu trên diện rộng và kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản; Tổng cục Thủy sản đã có Công văn số 386/TCTS-NTTS yêu cầu sở NN&PTNT các tỉnh/thành phố Nam bộ thực hiện một số giải pháp ứng phó với hạn hán, xâm nhặp mặn.

Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ vùng nuôi. Chủ động theo dõi sát diễn biến thời tiết, dòng chảy và công tác quan trắc cảnh báo môi trường, cập nhật thông tin và thông báo kịp thời đến vùng nuôi và người nuôi. Tiếp tục nạo vét kênh, mương, khơi thông dòng chảy các công trình thủy lợi, mua nhiên liệu, hỗ trợ người dân bơm nước ngọt cho hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm.

Thực hiện khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2016 của Tổng cục Thủy sản và tuyên truyền người nuôi cẩn trọng trước thời tiết khắc nghiệt từ tháng 3 - 5/2016 để tránh thiệt hại, chỉ những hộ nuôi có đủ điều kiện điều tiết độ mặn, nhiệt độ và quản lý tốt các yếu tố môi trường mới thả nuôi.

Khuyến cáo người nuôi cá không nên nuôi tại những nơi không đảm bảo nguồn nước, thả giống với mật độ hợp lý và có biện pháp chăm sóc kỹ thuật để hạn chế thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra.

giải pháp ứng phó hạn hán xâm nhập mặn

Với nuôi tôm không nên thả giống ở những vùng có độ mặn cao trên 25‰ (không phù hợp cho phát triển của tôm và dễ xảy ra dịch bệnh). Nếu thả nuôi phải chủ động bổ sung nguồn nước ngọt để có độ mặn phù hợp trước khi thả giống và điều chỉnh trong quá trình nuôi khi nắng nóng, độ mặn tăng. Vùng không có điều kiện thì hạn chế thả giống hoặc thả chậm đón mùa mưa vào tháng 6/2016. Phổ biến và hướng dẫn người nuôi thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật ứng phó với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn.

Đối với nuôi thâm canh và bán thâm canh: Chỉ thả giống khi nhiệt độ nước dưới 300C (sáng sớm hoặc chiều mát). Thả nuôi với mật độ hợp lý (tôm thẻ dưới 80 con/m2, tôm sú 10 - 15 con/m2). Duy trì độ mặn 10 - 25‰; O2 > 3 mg/l; pH 7,8 - 8,5; độ kiềm 80 - 150 mg/l… Cung cấp lượng thức ăn hợp lý theo kích cỡ và mật độ, giảm 15 - 30% lượng thức ăn trong những ngày nắng nóng. Định kỳ 15 ngày/lần bổ sung Vitamin C, các khoáng vi lượng, men tiêu hóa trộn vào thức ăn cho tôm.

Tôm nuôi quảng canh cải tiến: Tập trung gia cố bờ bao, cống để tăng khả năng giữ nước. Chủ động bơm trữ nước vào mương và ao đầm nuôi khi mực nước cao ở các tuyến kênh. Thả giống với mật độ phù hợp và cần được ương đạt kích thước 1,5  - 2 cm (nuôi chuyên tôm: mật độ thấp hơn 10 con/m2; nuôi kết hợp cua, cá…: mật độ 1 - 3 con/m2).

Canh tác tôm - lúa: Ruộng nuôi không nên rộng trên 1 ha. Diện tích mương 25 - 40% so ruộng lúa. Mương bao rộng 2,5 - 3,5 m, sâu 0,8 - 1,2 m. Bờ mương rộng 3 - 4 m, phải được dầm nén thật cẩn thận, tránh rò rỉ. Mỗi ruộng nên có ao chứa, ao lắng để cung cấp nước cho ruộng nuôi vào những lúc cần thiết. Giống thả cần được ương đạt kích cỡ 1,5 - 2 cm với mật độ 2 - 3 con/m2/vụ.

Đối với nghêu nuôi thương phẩm: Khuyến cáo người dân không nên thả giống vào thời điểm thời tiết không thuận lợi từ tháng 1 - 3 âm lịch. Mật độ thả giống 180 - 200 con/m2; cỡ giống nuôi 400 - 600 con/kg.

Một số đối tượng nuôi nước ngọt: Đối với cá tra và cá lăng nha, khi độ mặn tăng cao trên 8‰ và kéo dài 5 - 7 ngày thì có kế hoạch tiến hành di dời cá nuôi đến vùng nuôi an toàn. Đối với cá rô phi và điêu hồng nuôi bè, khi độ mặn trên 3‰ cần di dời bè vào hệ thống các ao đất nhằm giảm thiệt hại có thể xảy ra.

Nguyễn Quang Trí 

Nguồn: Thủy sản việt nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập740
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại770,304
  • Tổng lượt truy cập93,147,968
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây