Học tập đạo đức HCM

Không phụ người trồng

Thứ tư - 28/05/2014 21:19
Sau 15 năm trồng điều, vợ chồng anh Nguyễn Văn Hoan (ngụ xã An Viễn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) đã có nguồn thu đều đặn 150 triệu đ/năm từ 5 ha điều.
 
Không phụ người trồng
Nông dân gắn bó, chăm bẵm vườn điều sẽ được cây trả ơn xứng đáng


Nhờ kiên trì tích góp, anh chị khoe mới mua thêm được vài ha đất để tiếp tục trồng điều…

Tháng 3/1992, khi quyết định rời khỏi nơi chôn nhau cắt rốn tại Bắc Giang, vượt qua hàng ngàn km vào tận xã An Viễn lập nghiệp, Nguyễn Văn Hoan mới 22 tuổi, lòng tràn đầy nhiệt huyết quyết đổi đời. Một năm sau, khi đã tạm ổn định nơi ăn ở, dù chỉ là căn nhà tranh lá, anh trở ra quê đón vợ là Lê Thị Nga cùng vào để hôm sớm vui buồn, mặn nhạt, gian khổ có nhau.

Nơi đất khách người lạ, với vốn liếng cha mẹ cho, đôi vợ chồng trẻ mua chừng 2 ha nương rẫy. Hoan tâm sự: “Ngày ấy nơi đây đất còn rộng, người thưa. Điện đóm chưa có, khó khăn trăm bề. Hai vợ chồng sức còn trẻ nên cày như … trâu. Nghe người ta nói trồng cao su có kinh tế lắm, vậy là trồng. Hoá ra đất ở đây không thích hợp cho cao su. Cây còi cọc, thiếu sức sống. Dù đã đầu tư bộn tiền nhưng vợ chồng vẫn quyết đốn bỏ và chuyển qua trồng tràm".

Nhiều tiến bộ kỹ thuật về cây điều đang được các cơ quan chuyên môn, hệ thống khuyến nông, Hiệp hội Điều VN (Vinacas) nghiên cứu, chuyển giao cho bà con trồng điều thông qua nhiều hình thức như xây dựng mô hình (thâm canh, cải tạo vườn điều cũ, chăm sóc, bón phân, tỉa cành, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh…); tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, hội thảo, tham quan, tuyên truyền quảng bá. Nhiều nông dân trồng điều học tập, làm theo và đã đạt kết quả rất khả quan, nhất là nông dân các tỉnh vùng Đông Nam bộ, Tây Nguyên.

Tràm là cây thích hợp với đất cằn cỗi, nhưng thu hoạch xong một vụ thì phong trào trồng điều nổi lên. Đó là vào năm 1999, thấy xung quanh rất nhiều người trồng điều, vợ chồng Hoan cũng làm theo. Giống lai cao sản ngày ấy chưa có mà điều được trồng từ hạt.

“Cũng "trần ai khoai nhộng" lắm. 3 năm trời dày công chăm bón, đến vụ, điều thất thu, chán nản tôi muốn bỏ về quê. Nhưng tiền bạc không còn, lại nghĩ đất mình có, sức còn trẻ, máu còn hăng, không lẽ chịu thua mãi sao. Vậy là về vợ chồng quyết giữ cây điều với ý nghĩ cây sẽ không phụ công người trồng”, Hoan tâm sự.

Cùng thời điểm đó, việc phát triển cây điều được sự quan tâm của tỉnh, huyện và xã. Giống điều lai cao sản cho năng suất cao, trái to, đẹp và rất ít thất vụ, được cán bộ khuyến nông khuyến cáo và tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Như nắng hạn gặp mưa rào, vợ chồng anh háo hức tham gia.

Chị Nga, vợ anh rành rẽ nói về cách trồng, chăm sóc điều cao sản: “Lúc đầu học người ta, biết đến đâu làm đến đó. Lâu rồi vừa làm vừa học, rút tỉa kinh nghiệm. Ví như thu hoạch xong là bỏ phân ngay. Phân bỏ làm 2 đợt, xịt cỏ 3 đợt, phun thuốc 6 lần. Bỏ phân bón phải kèm phun thuốc trừ sâu khi điều vừa trồng được 1 tháng.

 Khi sắp thu hoạch thuê người cào lá và đốt cho rẫy sạch, kết hợp tỉa cành tạo tán. Nghề dạy nghề thôi anh ạ. Tôi nghiệm ra là cây điều không phụ công người trồng đâu, nếu mình biết gắn bó và chăm bẵm nó!”, chị Nga nói.

Khi chúng tôi hỏi anh chị có tính trồng cây khác kinh tế hơn không, anh Hoan nói ngay: “Trồng cao su phải đầu tư gấp 2 lần trồng điều. Nếu đất của mình không tốt, không thích hợp cho cao su phát triển thì không nên chuyển đổi. Sắp tới, tôi sẽ bỏ 20% diện tích trồng giống cũ để tiếp tục trồng giống mới năng suất cao hơn”.

Vợ chồng anh Hoan cũng khẳng định, với năng suất trung bình đạt 1,5 tấn/ha, hàng năm gia đình thu được từ 140 - 150 triệu đồng trên 5 ha điều.

Lợi nhuận từ điều tuy không nhiều, nhưng biết thu vén nên vợ chồng anh Hoan cùng 3 con vẫn sống khá thoải mái. Trước khi chia tay chúng tôi, anh Hoan cười tươi khoe: “Tích góp nhiều năm trồng điều, vợ chồng tôi mới mua thêm được 2,5 ha đất ở huyện Xuân Lộc đấy!”.


Nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập490
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại869,611
  • Tổng lượt truy cập92,043,340
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây