Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn lấy thịt

Thứ ba - 17/05/2016 03:25

I. Chọn giống gà 01 ngày tuổi trước khi nuôi

1.1. Cách thức chọn

– Dựa vào đặc điểm ngoại hình. Bắt gà và quan sát nhanh từ trên xuống dưới, từ trước ra sau toàn bộ  cơ thể để phát hiện khuyết tật và những đặc điểm cần loại bỏ

 

1.2. Ngoại hình tiêu chuẩn cần chọn

– Gà con phải có có màu lông chuẩn của giống (ví dụ gà Mía thuần thì quần thể gà phải có màu lông trắng đục toàn thân)

– Mỏ thẳng, chân mập và da chân bóng

– Mắt sáng mở to, đi lại nhanh nhẹn, rốn kín

 

1.3. Ngoại hình không đạt tiêu chuẩn

– Gà có khối lượng quá nhỏ

– Màu lông không đúng tiêu chuẩn giống

– Lông bết, chân khèo, mỏ vẹo, rốn hở, và đi lại chậm chạp

 

II. Kỹ thuật nuôi gà thả vườn con, gà dò từ 0-8 tuần tuổi

2.1. Chuẩn bị các dụng cụ chăn nuôi gà thả vườn

2.1.1. Rèm che: bằng vải bạt may lại phù hợp với diện tích cần dùng

2.1.2. Chất độn chuồng: Dùng trấu sạch và khô

2.1.3. Một ngày trước khi nhận gà, chất sát trùng phải cho vào hố sát trùng hoặc khay sát trùng. Sát trùng là vôi bột hoặc các hóa chất khác

2.1.4..Quây úm gà: Làm bằng cót ép cắt dọc có chiều cao 50cm, khi quây tròn lại có đường kính 2m có thể úm được 200 gà

2.1.5. Chụp sưởi: Làm bằng tôn đường kính rộng 80-100cm, bên trong lắp 3 bóng điện xen kẽ nhau. Những nơi không có điện hoặc nguồn điện thất thường có thể dùng bếp khí gaz hoặc bếp than nhưng khi sưởi cần thiết kế ống thu để đưa khí than ra ngoài

2.1.6. Máng uống: Sử dụng máng uống gallon chuyên dụng cho gà con định  mức 50 con cho 1 máng. Máng uống khi đặt xen kẽ với khay ăn(hoặc máng ăn) theo hình rẻ quạt trong quây và cách đều giữa thành quây với chụp sưởi

2.1.7. Máng ăn: Trong 2 tuần đầu dùng khay ăn(khay bằng tôn hoặc bằng nhựa có kích thước 70 × 60cm) hoặc có thể dùng mẹt tre đường kính 60cm. Khay ăn được đặt trong quây xếp so le với máng uống. Các tuần sau dùng máng ăn P30 và P50

 

2.2. Kỹ thuật nuôi gà thả vườn

2.2.1. Trước khi nhận gà vào quây phải

– Kéo rèm che kín chuồng

– Bật đèn sưởi ấm trong quây úm khoảng 2 giờ nếu thời tiết ngoài trời lạnh

– Cho nước vào máng uống. Trong nước uống cần pha thêm thuốc kháng sinh, Bcomplex, và đường Glucoz theo hướng dẫn. Nước uống  phải là nước sạch, an toàn và có thể đun nước cho ấm nếu úm gà vào mùa lạnh. Nước uống được cho vào máng gallon loại 1,5-2lit, đáy máng uống được kê phẳng bằng gạch mỏng đặt trên đệm lót

2.2.2. Khi thả gà vào quây thực hiện tuần tự các công việc sau

– Kiểm tra lại số lượng con sống và con chết

– Loại bỏ những con chết và gà không đạt tiêu chuẩn ra khỏi chuồng

2.2.3. Nhận gà con vào quây

– Sau khi chuẩn bị xong chuồng trại mới đưa gà vào quây

– Mật độ nuôi từ tuần thứ nhất đến tuần thứ ba là 20con – 18 con/m2 chuồng, từ tuần thứ tư đến tuần thứ sáu là 16con – 14 con/m2 chuồng, từ tuần thứ bảy đến tuần thứ chín là 12con đến 10con/m2 chuồng

2.2.4. Đưa ra khỏi chuồng úm các vỏ hộp đựng gà con, các chất lót vỏ hộp và gà con chết, gà loại để tiêu hủy

2.2.5. Cho gà uống nước ngay trước khi cho ăn.

2.2.6. Khung nhiệt sưởi ấm cho gà như sau

Trong hai tuần đầu úm gà thường xuyên quan sát gà và theo dõi nhiệt độ trong quây để điều chỉnh thiết bị sưởi nhằm cung cấp đủ nhiệt cho gà. Những dấu hiệu sau cần chú ý để điều chỉnh chụp sưởi hoặc thiết bị sưởi

– Nhiệt độ cao, đàn gà tản ra sát vành quây, kêu và thở

– Nhiệt độ thấp gà tập chung quanh chụp sưởi

– Nhiệt độ thích hợp đàn gà phân bố đều trong quây

Kiểm soát nhiệt độ trong giai đoạn nuôi gà thả vườn

 

 

2.2.7 Cho ăn

– Từ tuần thứ nhất đến tuần thứ ba dùng thức ăn gà con chủng loại 1-21. Từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 6 dùng thức ăn gà dò chủng loại 21-42 ngày. Từ tuần thứ 7 trở đi dùng thức ăn gà vỗ béo chủng loại 43 ngày – xuất bán. Nếu tự chế biến phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ghi trong bảng 1

– Khi chuyển thức ăn từ thức ăn gà con sang thức ăn gà dò, công thức thay đổi cho gà ăn như sau

+ Ngày thứ nhất 75% thức ăn cũ và 25% thức ăn mới

+ Ngày thứ hai 50% thức ăn cũ và 50% thức ăn mới

+ Ngày thứ ba 25% thức ăn cũ và 75% thức ăn mới

+ Ngày thứ tư cho ăn 100% thức ăn mới

– Tuần thứ nhất đến hết tuần thứ hai cho gà ăn bằng khay hoặc mẹt(100 gà đặt 1 khay ăn). Rải mỏng, đều thức ăn lên khay ăn hoặc mẹt độ dầy 1cm, sau đó từ 2-3 giờ cạo sạch thức ăn lẫn phân có trong khay đem sàng để gạt bỏ phân ra ngoài, tận thu thức ăn cũ và tiếp thêm lượt mỏng thức ăn mới

– Khi nuôi gà thả vườn được 3 tuần tuổi trở đi thay thế khay ăn bằng máng ăn cỡ trung bình P30 hoặc máng đại P50(40 -50con/máng), cần treo máng bằng dây, miệng máng đặt ngang với lưng gà

– Cho gà ăn tự do cả ngày đêm, bổ sung thêm thức ăn cho gà trong một ngày đêm từ 6-7 lần

2.2.8. Cho uống

– Dùng máng uống gallon, hai tuần đầu dùng máng cỡ 1,5-2,0lit, các tuần sau dùng máng cỡ 4,0lit

– Máng uống được rửa sạch hàng ngày và thay nước uống cho gà khoảng 4 lần(sáng, chiều, tối, và giữa đêm)

2.2.9. Chiếu sáng: Thời gian chiếu sáng đảm bảo 24/24 giờ đến tuần thứ 3 hoặc thứ 4, các tuần còn lại thắp sáng đến 22 giờ, cường độ chiếu sáng từ 5-10lux tương đương 2-4w/m2 chuồng

2.2.10. Trong hai tuần đầu rèm che phải đóng kín cả ngày đêm, từ tuần thứ ba trở đi đóng rèm phía hướng gió và mở rèm phía không có gió. Tuy nhiên việc đóng và mở rèm còn tùy thuộc vào thời tiết và sức khỏe đàn gà

2.2.11. Độn lót chuồng: Hàng ngày kiểm tra và dọn rìa xung quanh máng uống độn chuồng bị ướt, xới đảo độn lót chuồng từ 7-10 ngày/lần và bổ sung thêm lượt mỏng độn lót. Không thay độn lót chuồng thương xuyên

2.2.12. Từ tuần thứ 2 trở đi bắt đầu nới rộng quây úm và đến tuần thứ tư trở đi tháo bỏ hoàn toàn quây úm

2.2.13. Hàng ngày kiểm tra gà chết và gà yếu để loại thải. Ghi chép đầy đủ số lượng gà có mặt hàng ngày, lượng thức ăn cho ăn vào biểu theo dõi

2.2.14: Phương thức nuôi: Theo phương thức bán chăn thả

– Từ 01 đến 6 tuần tuổi nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng

– Từ 7 đến 8 tuần tuổi có thể thả gà ra vườn. Mật độ thả tù 0,5m2 – 1,0m2/con. Vườn thả thiết kế bằng phẳng, có trồng cây hoặc dàn cây che mát. Chu vi vườn thả được rào lưới đảm bảo gà không thể bay qua hoặc chui ra ngoài. Chỉ thả gà khi thời tiết khô và ấm, thời tiết bất thuận (sau mưa, lạnh ẩm dài ngày phải nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng với mật độ 10 con/m2)

– Tuyệt đối không thả gà ngoài vườn trong đêm, đưa gà vào nuôi tại chuồng
 

Nguồn: nguoichannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập320
  • Hôm nay46,240
  • Tháng hiện tại821,518
  • Tổng lượt truy cập91,995,247
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây