Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật chăn nuôi vịt biển (Kỳ 2)

Chủ nhật - 01/11/2015 04:13
Ở tất cả các giai đoạn nuôi vịt nên sử dụng thức ăn dạng viên hoặc hạt để tránh lãng phí. Không nên sử dụng khô dầu lạc trong khẩu phần ăn của vịt vì dễ bị nhiễm nấm mốc Aflatoxin, riêng ngô khi sử dụng cho vịt cần phải kiểm tra kỹ vì ngô thường bị mốc.

5. Chăm sóc nuôi dưỡng

Phải tuân thủ quy trình chăm sóc nuôi dưỡng nghiêm ngặt theo từng giai đoạn phát triển của vịt. Đối với vịt nuôi sinh sản có 3 giai đoạn: giai đoạn con, giai đoạn hậu bị và giai đoạn sinh sản, trước giai đoạn sinh sản có 2 tuần dựng đẻ.

Thực hiện quy trình cùng vào, cùng ra đối với một trại hoặc theo dãy chuồng nuôi hoặc ô chuồng. Trong một dãy, ô chuồng nuôi chỉ nên nuôi một loại vịt cùng lứa tuổi, không nên chênh lệch quá 1 tuần tuổi.

5.1. Giai đoạn nuôi vịt con (từ 1 - 56 ngày tuổi)

Giai đoạn 1: Từ 0 - 3 tuần tuổi: Giai đoạn úm

Giai đoạn 2: Từ 4 - 8 tuần tuổi.

* Nhiệt độ chuồng nuôi:

Trước khi đưa vịt vào chuồng nuôi phải sưởi ấm chuồng nuôi, đảm bảo không có gió lùa. Sử dụng bóng điện, chụp sưởi để sưởi ấm cho vịt. Trung bình cứ 200W cho 75 con vịt và 140 con vịt cần 1 chụp sưởi. Ở những nơi không có điện cần sưởi ấm bằng đèn toạ đăng, nước nóng, bếp trấu, bếp than nhưng không để khói và khí than vào chuồng úm. 

Nhiệt độ chuồng nuôi khi vịt 1 - 3 ngày tuổi phải đạt 28 - 320C,  từ ngày tuổi thứ 4 trở đi mỗi ngày giảm 10C cho tới khi đạt 250C.

Nhiệt độ chuồng nuôi được đo ở trên đầu vịt, mỗi quây vịt con từ 50 - 100 con là phù hợp. Khi vịt con đi lại bình thường và tản đều trong quây hoặc trong chuồng là nhiệt độ chuồng nuôi đảm bảo. Khi vịt tản ra xa nguồn nhiệt, há mỏ thở nhiều chứng tỏ nhiệt độ trong chuồng quá cao. Khi vịt con túm tụm lại dưới nguồn nhiệt chồng đống lên nhau thì khi đó nhiệt độ chuồng nuôi quá thấp. Khi vịt con nằm chụm lại một chỗ về một phía quây hoặc một phía chuồng là biểu hiện chuồng nuôi bị gió lùa.

* Ẩm độ không khí:

Ẩm độ thích hợp cho vịt con là 60 - 70%, nếu độ ẩm cao, nền chuồng ướt sẽ làm cho vịt con dễ nhiễm bệnh. Khi ẩm độ cao, thời tiết nóng, trời nồm, cần phải dãn vịt để nuôi mật độ thưa  đồng thời cần phải đảo chất độn chuồng và cho thêm chất độn chuồng khô hàng ngày để giữ vịt ấm chân và sạch lông.

Chế độ chiếu sáng cho vịt:

Từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 2 thắp sáng cả ngày đêm cho vịt, sau đó là 16 - 18 giờ/ngày, ban ngày sử dụng ánh sáng tự nhiên.

  Ở những nơi không có điện cần thắp sáng bằng đèn dầu để đảm bảo đủ ánh sáng cho vịt, ngan đi lại ăn.

Thông thoáng:

  Lượng không khí cung cấp phụ thuộc vào độ ẩm và quyết định bởi chất độn chuồng. Lượng không khí trao đổi phải đảm bảo sạch. Trong giai đoạn vịt con 1 - 14 ngày tuổi hạn chế gió thổi mạnh vào chuồng nuôi.

Cung cấp nước uống:

Vịt cần rất nhiều nước uống, đảm bảo nước phải sạch và thay máng uống thường xuyên.

Lưu ý vịt ở tuần tuổi thứ nhất không cho uống nước lạnh dưới 10oC, tuần tuổi thứ 2 và 3 không cho uống nước lạnh dưới 6oC và hạn chế vịt uống nước trên 25oC. Nhu cầu nước uống trung bình: 

    1 - 7 ngày tuổi: 120 ml/con/ngày; 

    8 - 14 ngày tuổi: 250 ml/con/ngày;         

    15 - 28 ngày tuổi: 350 ml/con/ngày;     

    5 - 8 tuần tuổi: 0,4 - 0,6 lít/con/ngày. 

Ở giai đoạn này vị trí máng ăn để trong chuồng nuôi, máng uống ở sân chơi để tránh bị ướt chuồng. Máng uống nước không để quá xa nơi vịt ăn.

Chăm sóc và nuôi dưỡng:

Sau khi nở, vịt con khô lông cần cho ăn uống càng sớm càng tốt, nếu cho ăn uống muộn thì vịt dễ bị khô chân dẫn đến cứng hàm,tỷ lệ hao hụt tuần đầu rất cao hoặc ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của vịt.

Giai đoạn vịt từ 1 - 21 ngày tuổi: Dùng thức ăn hỗn hợp dạng viên hoặc gạo nấu thành cơm và trộn với thức ăn giàu đạm cho vịt ăn, sau 2 tuần có thể cho vịt ăn thóc luộc, tấm, ngô, gạo lật, thóc, đỗ tương, khô đỗ tương, cám gạo, bột cá nhạt, bột máu, bột đầu tôm, premix vitamin, khoáng, hoặc trộn một trong những loại thức ăn trên với tôm, tép, cua, ốc, giun đất, don, dắt, rạm, bọ đỏ... và các loại côn trùng khác. Ở tất cả các giai đoạn nuôi vịt nên sử dụng thức ăn dạng viên hoặc hạt để tránh lãng phí.

Không nên sử dụng khô dầu lạc trong khẩu phần ăn của vịt vì dễ bị nhiễm nấm mốc Aflatoxin, riêng ngô khi sử dụng cho vịt cần phải kiểm tra kỹ vì ngô thường bị mốc. Nên sử dụng các loại thức ăn sẵn có ở địa phương cho vịt ăn sẽ hạ giá thành sản xuất, kể cả các loại phụ phẩm như cám, bã bia, bã rượu, bã đậu… Có thể nấu chín thức ăn để tăng khả năng tiêu hoá của vịt.

Trước khi cho vịt ăn phải dọn sạch máng, quét bỏ những thức ăn thừa, hôi, thối và mốc, cho vịt ăn nhiều lần trong ngày để tránh rơi vãi và ôi chua. Tách những con nhỏ cho ăn riêng.

Đối với vịt nuôi sinh sản thì phải cho ăn theo định lượng, theo bữa: 4 tuần đầu cho ăn 4 bữa/ngày, từ 5 - 8 tuần cho ăn 2 bữa/ngày, sau đó chỉ cho ăn một lần hết lượng thức ăn trong ngày để tất cả đều có thể được ăn lượng thức ăn theo tiêu chuẩn, như vậy độ đồng đều của đàn sẽ cao hơn. (Khối lượng cơ thể đến 4 tuần tuổi phù hợp là: 0,4 - 0,5 kg/con).

Hàng ngày phải bổ sung chất độn chuồng cho vịt bằng trấu, phoi bào, cỏ khô, rơm rạ. Theo dõi sức khoẻ của đàn vịt, cần phải loại ra khỏi đàn những con ốm yếu và kém  ăn để có biện pháp xử lý kịp thời.

Vịt nuôi giống để sinh sản, nuôi hết 8 tuần tuổi thì tiến hành chọn để chuyển vào giai đoạn nuôi hậu bị. Khi chọn vịt căn cứ vào một số yếu tố sau:

+ Ngoại hình: Màu lông đặc trưng của giống, nhanh nhẹn, ngoại hình cân đối, chân thẳng, đuôi không vẹo, không gù lưng, mình thon, đầu nhỏ, cổ dài, thân hình tạo với mặt đất một góc càng lớn càng tốt.

+ Khối lượng cơ thể: 0,7 – 0,8 kg/con

Không nên nuôi những con có khối lượng cơ thể lớn hơn hoặc nhỏ vì sau này sẽ cho năng suất thấp.

Tỷ lệ ghép đực, mái cho các đàn giống (gồm cả con đực dự phòng): 1/7 - 1/9. Tỷ lệ này còn phụ thuộc vào quy mô đàn nuôi, nếu nuôi đàn số lượng lớn thì tỷ lệ ghép đực, mái cao, nếu nuôi đàn số lượng ít thì tỷ lệ ghép đực/mái thấp.

Chú ý: Kiểm tra sức khoẻ đàn vịt hàng ngày: Những vịt ốm yếu cần loại ngay ra khỏi đàn. Khi đàn vịt  giảm ăn, giảm uống, màu phân thay đổi phải báo ngay cho cán bộ thú y.  

5.2. Giai đoạn nuôi vịt hậu bị (giai đoạn 9 tuần tuổi đến khi bắt đầu đẻ: 9 - 15 tuần):

Trong giai đoạn này vịt phát triển đưới điều kiện khí hậu tự nhiên nhưng phải lưu ý khi vịt thay lông rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp và mưa.

Ánh sáng và chế độ chiếu sáng:

Giai đoạn từ 9 tuần đến trước khi vịt đẻ 5 tuần sử dụng ánh sáng tự nhiên. Sau đó tăng dần thời gian chiếu sáng cho vịt như sau:

Trước khi đẻ 4 - 5 tuần,chiếu sáng 12 giờ/ngày. Sau đó mỗi tuần tăng 1 giờ cho tới khi đạt mức thời gian chiếu sáng 16 - 18 giờ/ngày.

Cung cấp nước:

Vịt hậu bị cần nước để uống nếu nuôi nhốt trên khô hoặc nuôi khô trên vườn thì cần phải cung cấp nước uống cho đủ, thường xuyên, sạch sẽ. Nhu cầu nước uống cho vịt mỗi ngày cho mỗi con cần từ 0,5 - 0,6 lít/con.

* Chăm sóc nuôi dưỡng:

Cho vịt ăn hạn chế cả về số lượng và chất lượngchỉ đổ 1 lần hết lượng thức ăn cả ngày, cho ăn sao cho tất cả vịt trong đàn đều được ăn giống nhau. Độ đồng đều càng cao về khối lượng vịt trong đàn thì sau này năng suất sinh sản càng cao. Nếu cho vịt ăn thêm rau xanh thì ăn sau khi cho ăn thức ăn tinh.

Để đảm bảo vịt có độ đồng đều cao về khối lượng cần định kỳ kiểm tra khối lượng, cân để điều chỉnh thức ăn phù hợp với chuẩn của giống.

Những con vịt quá to hoặc quá nhỏ nên nhốt riêng và cho ăn riêng.

Khối lượng vịt trong giai đoạn hậu bị:

Tuần tuổi

Khối lượng (kg/con)

 
 

10

1,7 - 1,9

 

12

2,0 - 2,2

 

14

2,2 - 2,3

 

16

2,3 - 2,4

 

18

2,4 - 2,5

 

Vào đẻ

2,5 - 2,7

 

 

Trước khi kết thúc giai đoạn hậu bị 2 tuần, tiến hành chọn lọc thông qua ngoại hình và tiêu chuẩn khối lượng chọn tương tự giai đoạn kết thúc 8 tuần tuổi, chỉ đưa những con đạt tiêu chuẩn giống vào sinh sản.

Khi chọn để lại tỷ lệ đực/mái phụ thuộc vào điều kiện nuôi:

Nuôi quần thể nhỏ để tỷ lệ đực mái là 1/5 - 1/6

Nuôi quần thể lớn để tỷ lệ đực mái là 1/6 - 1/7

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống cho vịt và kiểm tra sức khoẻ đàn giống hàng ngày để kịp thời báo ngay cho cán bộ thú y xử lý.

5.3. Giai đoạn sinh sản:

Điều kiện khí hậu:

Nhiệt độ thích hợp nhất đối với vịt đẻ là 16 - 240C và ẩm độ là 60 - 70%. Chuồng nuôi và ổ đẻ phải luôn khô ráo và sạch sẽ.

* Ánh sáng và chế độ chiếu sáng:

Trong suốt giai đoạn vịt đẻ cần thời gian chiếu sáng mỗi ngày 16 - 18 giờ, nếu không đảm bảo thời gian chiếu sáng sẽ làm giảm năng suất trứng. Cường độ chiếu sáng là 5 w/m2.

Cung cấp nước:

Nhu cầu nước uống từ 0,6 - 0,7 lít/con/ngày. Vịt nuôi có mương bơi hoặc nuôi trên khô có máng uống đều phải sử dụng nước sạch và đủ nước. Nếu không đủ nước vịt sẽ không ăn và không đẻ. Khi để máng uống ở ngoài chuồng nuôi phải che máng uống, tránh để vịt, uống nước quá nóng, thường xuyên thay nước uống cho vịt.

Chăm sóc nuôi dưỡng:

Chuồng phải sạch sẽ và khô ráo, độn chuồng phải dày 10 - 15 cm, hàng ngày cho thêm độn chuồng, đặc biệt là ổ đẻ.

Chuyển từ thức ăn vịt hậu bị sang thức ăn vịt đẻ được tiến hành 2 tuần trước khi vịt đẻ , phải đổ thức ăn làm nhiều lần trong ngày (2 - 3 lần) để thức ăn không bị tồn đọng ở máng ăn. Thức ăn phải đảm bảo chất lượng, máng ăn phải để trong chuồng nuôi tránh mưa và sương làm mốc thức ăn, nếu nuôi nhốt trên vườn cây phải để máng ăn ở vị trí cố định và phải có che mưa nắng.

Hạn chế tác động mạnh về ánh sáng, âm thanh và những tác động bất thường khác đến đàn sinh sản để tránh hiện tượng đẻ non và đẻ trứng hai lòng.

Vịt nuôi trên khô phải vệ sinh sân chơi luôn sạch sẽ để tránh gai giao cấu chạm xuống nền chuồng và sân chơi dẫn đến nhiễm trùng, hao hụt con đực nhiều.

Thu nhặt trứng:

Bổ sung thường xuyên rơm/phoi bào/ trấu vào ổ đẻ đủ dầy để tránh dập trứng. Cần vệ sinh, thay đệm lót ổ này khi bị bẩn ướt, vịt đẻ tập trung vào 3 - 5 giờ hàng ngày, vì vậy thu nhặt trứng vào buổi sáng từ 6 – 7 giờ. Sau khi nhặt trứng nếu trứng bẩn phải rửa bằng dung dịch sát trùng hoặc lau sạch và xông sát trùng, sau đó đưa trứng vào bảo quản.

Kiểm tra sức khoẻ đàn vịt:

Hàng ngày, buổi sáng kiểm tra sức khỏe đàn vịt, nếu có sự thay đổi khác thường, phải cách ly và thông  báo ngay cho cán  bộ khuyến nông và  thú y để xử lý.

Trong giai đoạn vịt sinh sản, cần loại những con vịt quay lông (rụng lông ống ở cánh và đuôi) vì những con đó năng suất trứng rất thấp, khi ở thời điểm thay lông thì vịt không sinh sản.

Ghi chép chăn nuôi:

Sổ ghi chép chăn nuôi được ghi những thông số về ngày tuổi, tình trạng sức khỏe, thức ăn, nước uống, vắc xin và thuốc sử dụng để theo dõi tình trạng đàn vịt cũng như tính toán kinh tế khi xuất chuồng.

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

 Tags: sử dụng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập904
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại758,645
  • Tổng lượt truy cập93,136,309
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây