Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật chế biến bánh dinh dưỡng cho trâu bò

Thứ tư - 06/01/2016 22:29
Sử dụng bánh dinh dưỡng trong chăn nuôi loài nhai lại có nhiều lợi ích: tận dụng được các nguyên liệu thức ăn rẻ tiền, kém ngon miệng và mất cân đối về mặt dinh dưỡng tạo thành một hỗn hợp ngon miệng, cân đối dinh dưỡng và hoàn toàn có thể thay thế một phần thức ăn tinh hỗn hợp (chính vì vậy một số người còn gọi là bánh đa dinh dưỡng). Bánh dinh dưỡng cung cấp cho hệ sinh vật dạ cỏ các chất bột đường và đạm phi protein, làm cho quá trình tổng hợp đạm vi sinh vật đạt hiệu quả cao.

I. Bánh dinh dưỡng cho trâu bò thường làm bằng các nguyên liệu chính sau:

- Rỉ mật: là thức ăn dễ tiêu giúp cho việc sử dụng tốt Urê và khoáng, đặc biệt là các chất vi lượng
- Urê là thành phần chiến lược xét về quan điểm dinh dưỡng chế biến thức ăn cho trâu bò. 
- Muối ăn không những cung cấp NaCL mà còn giúp cho việc kết dính của bánh dinh dưỡng.
- Vôi chết nghiền mịn: Còn bột vôi chết là do ngâm nước lâu ngày hoặc ngâm đi xả lại nhiều lần cho bớt độc ít nhất là 7 lần, sau đó đem phơi khô nghiền mịn.
 
1/ Các chất kết dính:
- Xi măng: trộn 10% là vừa không nên dùng quá 15% sẽ không làm ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của trâu bò.
- Đât sét: trộn 5% - 10% làm tăng độ cứng và giảm thời gian khô của bánh dinh dưỡng.
 
2/ Các nguyên liệu cung cấp chất xơ: dùng cám ngũ cốc hoặc rơm nghiền, bột bã mía, bột cỏ, bột keo dậu
 
3/ Các nguyên liệu cung cấp đạm: khô dầu, xác men, bột cá nhạt

Loại nguyên liệu

CT 1

(%)

CT 2

(%)

CT 3

(%)

Rỉ mật

48

25

44

Bột bã mía

7

25

10

Bột  dây lạc

20

 

 

Cám gạo

 

15

10

Urê

3

4

4

Xác men

 

9

 

Hỗn hợp khoáng

1

 

1

Urê (kg)

4

3

4

Muối ăn (kg)

0,5

0,5

0,5

Vôi chết nghiền

1,5

2,5

1,5

Xi măng

10

10

10

Bột đất sét

5

5

5

 

- Trong trường hợp không có bột dây, vỏ lạc, bột bã mía khô có thể thay thế bằng bã sắn khô hoặc dây khoai lang băm nhỏ và phơi khô.
 
 
II. Các dụng cụ cần thiết để làm bánh dinh dưỡng bao gồm: máy ép khuôn với khuôn ép tùy theo khối lượng tảng bánh cần tạo ra (tảng bánh thường là 2 - 5 kg), thùng trộn nguyên liệu, dụng cụ trộn...
 
 
III. Cách tiến hành theo các bước như sau: trước hết trộn urê và muối vào rỉ mật, tạo thành hỗn hợp 1. 
Lưu ý khuấy kỹ để urê và muối tan hết trong rỉ mật. Mùa đông nên đun nóng rỉ mật để cho dễ tan. 
- Trộn riêng các chất độn và các chất kết dính thành hỗn hợp 2. 
Sau đó đổ hai hỗn hợp vào với nhau. Khuấy đảo nhanh tay và liên tục trong khoảng 15 - 20 phút để các thành phần được trộn đều.
Lưu ý đến độ ẩm của hỗn hợp: nếu dùng tay nắm lại, khi mở bàn tay ra hỗn hợp không bị rã rời, tạo được hình trong lòng bàn tay là được. 
- Cho hỗn hợp vào khuôn và ép thành bánh. Tháo khuôn ra và để cho bánh tự khô.
 
 
IV. Cách bảo quản và sử dụng:
     Bánh dinh dưỡng chế biến như trên có thể bảo quản, dự trữ trong 4 - 5 tháng. Nếu bao gói trong giấy xi măng hoặc nilông thì có thể bảo quản được lâu hơn, thậm chí tới 1 năm. Cách cho trâu bò ăn là để bánh dinh dưỡng nơi sạch sẽ trong chuồng và gia súc ăn tự do theo kiểu "gặm nhấm" dần. Không bóp vụn, cũng như không hòa vào nước.
           
Khi cho bò ăn bánh dinh dưỡng không bóp vụn, không ngâm vào nước, không hoà vào nước cho uống mà để bò tự "gặm nhấm" từ từ. Tuỳ theo tỷ lệ urê trong bánh nếu bánh có 5% urê thì cho bò ăn khoảng 2 kg/con/ngày thay thế 2kg thức ăn hỗn hợp. Không cho bê, nghé con dưới 6 tháng tuổi ăn bởi vì dạ cỏ của bê, nghé con chưa phát triển hoàn chỉnh dễ bị ngộ độc.
 
Nguồn: maynhanong.com

 Tags: dinh dưỡng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập576
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại848,737
  • Tổng lượt truy cập92,022,466
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây