Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật trồng thanh long Bình Thuận

Thứ năm - 25/05/2017 03:23
Để có được cây thanh long cho sai quả, mang vị ngọt đặc trưng và có được nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu thì công đoạn trồng và chọn giống ban đầu là rất quan trọng.
Chuẩn bị đất và cách trồng hom thanh long
 
Đất cần phải được cày bừa kỹ trong mùa nắng, phơi đất, trừ cỏ dại. Cày bừa, làm cỏ không kỹ sau này chi phí trừ cỏ sẽ rất cao, cỏ nguy hiểm trên đất phèn là: cỏ tranh, cỏ ống, cỏ sâu rọm,...
 
Nên trồng thanh long ở mật độ từ 700 - 1.000 trụ/ha ứng với khoảng cách khoảng 3 m x 3 m. Thanh long là cây cần nhiều ánh nắng nên hễ trồng dầy thì quả nhỏ, bán không được giá.
 
Chuẩn bị cây trụ
 
Cây thanh long cần bám vào cây trụ nên việc chọn lựa trụ và chuẩn bị là công việc người lập vườn thanh long cần quan tâm trước tiên, chi phí về cây trụ chiếm tỉ lệ cao nhất trong số tiền đầu tư ban đầu. Loại gỗ được chọn thường là loại gỗ tết, chịu được nắng mưa, lâu mục. Loại được dùng nhiều là: căm xe Xylia dolabriformis Benth, cẩm Liên Xylia xylocarter Taub, Cà Chắc Pentaemesiamensis Kurs, Sao đen Hopea odorata Roxb.
 
Thanh long là cây ưa sáng nên khoảng cách giữa các trụ cần phải đủ xa.
Thanh long là cây ưa sáng nên khoảng cách giữa các trụ cần phải đủ xa. Ảnh: Hoinongdan.
Cây trụ thường được chọn có đường kính trên 25 cm, dài 2,5 - 2,7 m, sau khi chôn còn cao khoảng 2,0 m. Hiện nay, xu hướng của nông dân là hạ thấp trụ xuống, nghĩa là sau khi chôn trụ xong còn cao trung bình từ 1,6 m đến 1,8 m, còn đường kính sử dụng chỉ còn khoảng 15 cm
Việc trồng cây trụ cần tiến hành sớm, có thể trước thời vụ trồng một tháng. Sau khi lấp đất cây trụ phải thẳng đứng, không lệch ngọn. Trên đầu mỗi trụ người ta đóng một cái khung bằng gỗ, một thanh ngang hay một vòng tròn,… cho thanh long dễ bám để khi đi tới đầu trụ cành thanh long sẽ rũ đầu xuống nên trông toàn tán cây có dạng một cái dù (hay dạng hình nấm).
 
Chuẩn bị hom giống
 
Thanh long có thể trồng bằng hột nhưng lâu có trái. Hiện nay, chủ yếu các nhà vườn trồng bằng hom (cắm cành). Hàng năm, việc tỉa cành tạo nên nguồn hom giống dồi dào, nhưng để cành phát triển tốt thì cần chọn những cành có tiêu chuẩn sau:
 
- Tuổi cành trung bình từ l - 2 năm tuổi trở lên, cành non không tốt.
- Chiều dài hom tốt nhất là từ 50 cm đến 70 cm.
- Hom mập, có màu xanh đậm.
- Hom không có khuyết tật, sạch sâu bệnh.
- Các mắt mang chùm gai phải tốt, mẩy, khả năng nẩy chồi (mụt) tốt.
 
Sau khi chọn hom xong, hom được dựng nơi thoáng mát, trên nền đất khô ráo, trong vòng 10 - 15 ngày hom bắt đầu nhú rễ thì đem trồng.
 
Thời vụ trồng
 
Thanh long thường được trồng vào tháng 10 - 11 dương lịch, ưu điểm của vụ này là:
 
- Nguồn hom giống dồi dào do trùng vào lúc tỉa cành.
- Lợi dụng được ẩm độ vào cuối mùa mưa.
- Ở các vùng đất thấp thì mùa này tránh được nguy cơ ngập úng.
 
Tuy nhiên, trồng mùa này có nhược điểm là cây chưa lớn đủ để có thể chống chịu nắng hạn, vì vậy cần chú ý tưới nước và giữ ẩm cho cây trong mùa nắng tới.
 
Ở những vùng thiếu nước tưới thì nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 - 5), xuống giống trong thời gian này sẽ gặp khó khăn vì là mùa thanh long ra hoa nên thiếu hom, phải có kế hoạch giâm hom từ trước.
 
Bón lót và đặt hom
 
Trên đất cao, trước khi đặt hom người ta làm âm xuống một khoảng quanh trụ có cạnh độ l,0 - l,5m, sâu 20 - 30 cm, rồi bón lót độ 10 kg phân chuồng + 0,5 kg Super lân.
 
Trên đất thấp phải lên mô trước khi trồng, xới đất và rải phân quanh mô.
 
- Đặt từ 3 - 4 hom quanh cây chống (trụ), cần chú ý:
+ Đặt hom cạn 0 - 5 cm để tránh thối gốc do đất ẩm.
+ Đặt áp phần phẳng của hom vào mé trụ để sau này hom ra rễ và bám nhanh vào trụ.
 
Cột hom vào trụ để gió khỏi làm lung lay lúc đầu vì rễ trên không chưa phát triển để bám vào cây trụ. Sau khi đặt hom, ở các vùng đất cao hễ đất khô và hết mưa thì cần tủ gốc để giữ ẩm…
 
Theo Kythuatnuoitrong/ Khoa học Phát triển
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập214
  • Hôm nay29,873
  • Tháng hiện tại985,401
  • Tổng lượt truy cập93,363,065
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây