Cây lạc được thâm canh và sử dụng phân bón vi sinh Quế Lâm.
Lạc L27 vượt trội trên đồng đất huyện Minh Hóa |
Trong quá trình triển khai mô hình, cán bộ kỹ thuật của Cty Quế Lâm đã theo dõi sát sao để chỉ đạo chăm bón, sử dụng phân Quế Lâm cho bà con nông dân.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy, giống lạc này khi sử dụng phân bón vi sinh Quế Lâm cho năng suất đạt trung bình 29,5 tạ/ha, cao hơn giống lạc địa phương khoảng 10 tạ/ha. Nếu nông dân trồng 1ha lạc L27 và dùng phân bón Quế Lâm cho năng suất cao hơn 10 tạ/ha. Chi phí thâm canh lạc L27 cao hơn giống lạc địa phương khoảng 1 triệu đồng/ha. Trừ đi chi phí, nông dân có lãi khoảng 20 triệu đồng/ha, cao hơn giống lạc địa phương khoảng 14 triệu đồng/ha.
Chứng kiến ruộng lạc có năng suất cao ở huyện Minh Hóa, ông Nguyễn Cẩm Long, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bố Trạch (Quảng Bình) rất tâm đắc. Ông cho biết, hiện Bố Trạch có trên 1.500ha đất trồng lạc. Năng suất bình quân chỉ đạt khoảng 20 tạ/ha. “Nếu xây dựng được mô hình lạc L27 cho năng suất cao ở Bố Trạch và nhân rộng diện tích thì sẽ tạo được thu nhập cao cho bà con nông dân”, ông Long chia sẻ.
Theo lãnh đạo Cty Quế Lâm, thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục mở rộng mô hình, hỗ trợ phân bón, kỹ thuật thâm canh cho nông dân ở các huyện khác. Ngoài giống lạc L27, Cty Quế Lâm còn đưa vào thử nghiệm mô hình giống lạc L14 tại các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa (Quảng Bình) trên diện tích 0,5ha và sử dụng phân bón Quế Lâm. Hiệu quả giống lạc L14 cũng được đánh giá tốt, cho năng suất cao hơn so với giống lạc đối chứng.
Theo Quang Bình/nongnghiep.vn