Học tập đạo đức HCM

Lợi nhuận cao từ nuôi rươi

Thứ năm - 19/11/2015 19:56
(Thủy sản Việt Nam) - Nuôi rươi thương phẩm ít rủi ro, đầu tư thấp nhưng lợi nhuận khá cao. Nơi có bãi triều phù hợp, rươi là đối tượng nuôi phù hợp cho phát triển kinh tế, góp phần xóa đỏi giảm ngèo.

Đặc điểm sinh học

Cơ thể rươi biển Tylorhynehus heterocheatus kéo dài, gồm 55 - 65 đốt, chiều dài cơ thể 45 - 65 mm. Nơi có đường kính lớn nhất là phần trước và phần giữa 2 - 3 cm. Phần sau cơ thể hẹp dần về phía đuôi. Mặt lưng gồ cao và có màu hồng thẫm hơn. Đầu rươi gồm 2 phần thùy trước miệng và phần quanh miệng. Thùy trước miệng nhỏ dẹp, mặt trên có hai anten ngắn, hai bên có đôi xúc biện phân đốt rõ. Mặt lưng của phần trước miệng có 2 đôi mắt màu đen. Phần quanh miệng ngắn mang hai đôi chi bên ở hai bên. Phần trước hầu lộn ra ngoài, đưa hàm kitin hình móc, có răng ở phía trong ra ngoài để nghiền hay gặm thức ăn.

Thân rươi có dạng trụ tròn không đều. Đến thời kỳ sinh sản cơ thể rươi có nhiều thay đổi. Cơ thể rươi được chia thành 2 phần khác biệt, nhất là phần sau chứa các sản phẩm sinh sản. Đồng thời, các chi ở phần sau to ra, các túm tơ lưng và bụng rất phát triển. Thùy đuôi là các đốt cuối cùng của thân rươi, dạng hình nón, không có chi bên nhưng có hai chi phụ hậu môn dài. Phía trước đốt cuối cùng là vùng sinh trưởng, nơi sẽ hình thành các đốt mới của cơ thể rươi. Phần cuối của đốt cuối cùng có lỗ hậu môn.

lợi nhuận cao từ nuôi rươi

Ngoài tự nhiên, rươi vận động gần bề mặt đáy. Thức ăn của rươi là mùn bã hữu cơ, xác động vật và sinh vật phù du trôi nổi trong nước. Rươi có cá thể phân tính đực cái, nhưng rất khó phân biệt nếu không dùng kính hiển vi có độ phóng đại cao.

 

Nhiều nghiên cứu về rươi

Năm 2009, lần đầu tiên nghiên cứu về đặc điểm sinh sinh sản của rươi được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I thực hiện trong đề tài "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của rươi ở miền Bắc Việt Nam". Đề tài đã nghiên cứu về thành phần thức ăn và hình thức sinh sản của rươi chủ yếu từ mùn bã hữu cơ và các loài tảo. Hình thức sinh sản của rươi là hình thức sinh sản hữu tính. Nghiên cứu cũng tiến hành thành công thí nghiệm sinh sản nhân tạo rươi và sản xuất được 5 vạn ấu trùng giai đoạn 3 tia cứng. Sau 6 ngày ấu trùng đạt 4 tia cứng, sau 8 ngày đạt 5 tia cứng và đạt 16 tia sau 35 ngày tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ sống của ấu trùng sau 35 ngày tuổi rất thấp, chiếm 0,1% và sau 38 ngày tất cả các ấu trùng đã bị chết. Nguyên nhân do nhiệt độ nước và diện tích ương chưa phù hợp.

Đến năm 2013, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, tiếp tục thực hiện đề tài: "Xây dụng quy trình công nghệ sản xuất nhân tạo giống rươi". Đến nay, đề tài thu được những kết quả khả quan, dự tính tỷ lệ thành thục trên 70%, tỷ lệ sống đến cỡ giống > 1,5 cm trên 5%.

 

Tiềm năng phát triển

Là một loài nuôi ít rủi ro, đầu tư thấp, rươi được coi là đối tượng nuôi quảng canh trong ao đầm hoặc ruộng lúa của nông dân Hải Phòng, Quảng Ninh… Với nguồn giống chủ yếu được khai thác từ tự nhiên vào các kỳ con nước thủy triều tháng 4 - 5 và tháng 9 - 10. Thức ăn nuôi rươi là mùn bã hữu cơ và tảo được lấy vào theo con nước. Hơn nữa, trong suốt quá trình nuôi không cần sử dụng thuốc, hóa chất để phòng và trị bệnh nên không tốn chi phí. Quy trình nuôi rươi đơn giản, ít rủi ro, không cần nhiều vốn nhưng có thể hiệu quả khá cao; áp dụng kỹ thuật nuôi quảng canh có thể đạt năng suất 600 - 1,5 tấn/ha, với giá bán 300.000 - 400.000 đồng/kg, lợi nhuận có thể 150 - 250 triệu đồng/năm.

>> Rươi là một họ giun nhiều tơ. Nó chứa khoảng 500 loài, được phân thành 42 chi, chủ yếu là các loài giun biển và nước lợ. Tên gọi phổ biến của các loài thuộc họ này trong tiếng Việt là rươi.

Nhật Minh
http://thuysanvietnam.com.vn/
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập315
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm313
  • Hôm nay34,311
  • Tháng hiện tại160,873
  • Tổng lượt truy cập85,067,909
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây