Học tập đạo đức HCM

Nuôi sò huyết thương phẩm lãi tiền tỷ mà chỉ tốn công

Thứ bảy - 09/09/2017 11:54
Sò huyết là loài có giá trị dinh dưỡng cao, đang có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nuôi sò huyết đầu tư ít vốn, không phải cho ăn, chỉ cần bỏ công quản lý.

Sò huyết là loại nhuyễn thể hai mảnh, sống ở vùng trung triều ven biển và các đầm phá... ở độ sâu 1-2 mét so với mặt nước. Sò huyết phân bố ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương từ đông châu Phi đến Úc, Nhật Bản. Tại Việt Nam, người dân quen gọi là sò trứng hay sò tròn. 

Sò huyết có thể sống trong vùng nước đến độ sâu 20m, nhưng chủ yếu tập trung ở vùng ven biển, trong vùng trung triều với đáy là bùn/bột, độ mặn tương đối thấp, và nhiệt độ tối ưu 20 - 30 °C. Thức ăn quan trọng của chúng là các mảnh vụn hữu cơ, thực vật phù du và tảo đơn bào. Sò huyết sinh sản từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau và thành thục sau hơn 1 đến 2 năm. 

Nuôi sò huyết thương phẩm lãi tiền tỷ mà chỉ tốn công - ảnh 1

Nuôi sò huyết đầu tư ít vốn, không phải cho ăn, chỉ cần bỏ công quản lý. Ảnh: Tri thức trực tuyến 

Tại Việt Nam, sò huyết xuất hiện nhiều nhất ở Phú Yên, Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bến Tre... Sò huyết có giá trị dinh dưỡng cao, bổ máu, được chế biến thành nhiều món ăn như sò luộc, sò hấp, bò xào sò huyết, cháo sò huyết... Những món ăn này còn có tác dụng chữa bệnh tốt như tăng huyết áp, suy nhược cơ thể, lao phổi.

Chọn bãi nuôi

Theo ông Nguyến Xuân Tới (Cán bộ khuyến nông khuyến ngư), nuôi sò huyết quan trong nhất là việc chuẩn bị bãi nuôi. Bãi nuôi thường chọn ở những nơi ít sóng gió và gần cửa sông nhưng cần chú ý đến sự biến thiên nồng độ muối để tránh ảnh hưởng đến sò. Chất đất tốt nhất là bùn mềm pha lẫn cát mịn, mặt bùn bằng phẳng, có màu vàng nâu, độ dày lớp bùn khoảng 3 – 6cm, chất đất cát pha bùn với tỷ lệ bùn chiếm khoảng 70 – 80%. Yêu cầu dày hay mỏng tùy vào kích cỡ của sò giống.

Bãi nuôi tốt nhất là tuyến triều thấp với thời gian phơi bãi ngắn từ 5-6 giờ/ngày. Nhiệt độ thích hợp nhất là 15 – 30 độ C. Nhiệt độ lớn hơn 40oC hoặc dưới -2 độ C sò bị chết. Ðộ mặn phù hợp là 10 – 29‰. Độ mặn của nước < 3,8‰ hoặc > 33‰ sẽ ảnh hưởng khả năng sống của sò.

Phải thiết kế bãi nuôi cần có bờ bao xung quanh bãi phải đắp chắc chắn, mặt bờ rộng 2-2,5m, đáy bờ 3-3,5m, chiều cao của bờ 1,2-1,5m. Xây dựng thêm mương bao xung quanh phía trong bờ bao. Diện tích mương bằng 15-20% diện tích bãi nuôi. Thủy triều trước khi vào bãi qua mương được lọc lại bùn, cát và các tạp vật khác làm cho nước vào bãi trong sạch. Mương ngoài tác dụng là rào chắn không cho sinh vật có hại xâm nhập vào bãi còn có nhiệm vụ điều chỉnh nhiệt độ trên bãi nuôi.

Phía trước bãi nuôi và đối diện với cửa cống cấp nước xây một bờ ngăn cao 0,6m, bề mặt 0,6m, cách bãi nuôi chừng 1,5m và cách cửa cống 1,5m, mục đích làm phân tán dòng chảy, giảm lưu tốc chảy của nước từ cống cấp vào bãi đảm bảo cho bãi nuôi không bị xói mòn.

Thả giống

Ông Trần Văn Lâm - Chủ bãi nuôi sò huyết ở Khánh Hòa cho biết, mật độ thả giống dựa vào kích cỡ sò to hay nhỏ để quyết định. Ðối với sò giống có kích cỡ trên 60.000 con/kg thì mỗi ha thả 180 - 300 triệu con, cỡ sò đạt 40.000 con/kg thả lượng giống là 135 - 150 triệu con/ha, sò giống dưới 20.000 con/kg sẽ thả 72 - 108 triệu con/ha. Thời điểm thả giống phải thích hợp, không được thả khi thuỷ triều rút mạnh, tránh sò bị cuốn trôi ra biển.

Để đề phòng sự cuốn trôi Trong quá trình nuôi dưỡng, phải tiến hành san thưa sò giống. Lần đầu tiên là khi sò giống mới được khai thác. Sau khi rửa sạch sẽ lại chia nhỏ số lượng để thả nuôi trở lại. Sò giống có khả năng di chuyển ngang mặt nước, chúng di chuyển nhiều nhất khi có kích cỡ dưới 0,1 cm, lúc này người nuôi sò phải để ý xem sự phân bố của sò giống có đều hay không, tránh trường hợp sò bị túm tụm quá nhiều sẽ tìm cách di chuyển ra khỏi đầm nuôi.

Quản lý bãi nuôi và thu hoạch

Bãi nuôi phải thường xuyên có người quản lý, kịp thời tu sửa đê bao của đầm nuôi, tránh bị dò nước ra ngoài, chú ý điều tiết lượng nước trong đầm. Cứ 15 ngày tháo nước một lần, kiểm tra sự sinh trưởng và điều kiện sống của sò, làm sạch đầm, loại bỏ sinh vật gây hại. Nếu phát hiện mật độ sò quá cao, sò sinh trưởng chậm, thì chuyển bớt một bộ phận tới nuôi ở đầm khác. 

Sò huyết một năm tuổi có chiều dài 2 cm, sau hai năm là 2,8cm, ba năm : 3,2cm. Sau 3 năm tốc độ sinh trưởng giảm. Ðây cũng chính là thời gian tỉ lệ sò chết cao. Vì vậy, ngay khi sò đạt trên 3cm, phải tiến hành thu hoạch ngay. Thời gian thu hoạch là từ tháng 11 tới tháng 3, lúc này thịt sò chắc, mùi vị thơm ngon.

 

Tác giả bài viết: Minh Châu

Nguồn tin: vietq.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập195
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại203,891
  • Tổng lượt truy cập92,581,555
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây