Học tập đạo đức HCM

Nuôi tôm tránh hạn, mặn

Thứ sáu - 26/02/2016 04:34
Đến nay tiến độ thả tôm nuôi vùng ven biển ở ĐBSCL rất chậm do bà con lo hạn, mặn xâm nhập sâu, độ mặn tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ thiệt hại. Đã có một số người chuyển sang nuôi cá nhưng lo thị trường tiêu thụ…
Nuôi tôm tránh hạn, mặn
Nuôi tôm thẻ chân trắng ở Sóc Trăng

Chậm vào vụ

Từ giữa tháng 2/2016, thông tin dự báo từ các cơ quan chuyên môn cho biết nước mặn xâm nhập mạnh từ biển Đông theo các cửa sông vào sâu vào đất liền. Đoạn cuối tuyến đường Nam sông Hậu qua huyện Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đến vùng nuôi tôm ở Bạc Liêu… đều phơi ao nằm chờ.

Một chủ trại nuôi tôm chỉ nói ngắn gọn: “Nuôi tôm đang chịu thua. Mấy hãng tôm giống nhận định môi trường nuôi không tốt nên thời điểm này ít ra giống. Riêng trại nuôi tôm của tôi thử nghiệm thả thưa (40 con/m2) cũng bị thiệt hại. Đánh giá là nước không tốt, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh...”.

Về xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu nơi mấy năm trước đây có HTX Hòa Nghĩa với 25 xã viên làm 53 ha ao nuôi tôm trúng mùa liên tục thu tiền tỉ. Nhưng nay các hồ bị hạn mặn bủa vây.

Ông Tăng Văn Tuối, nguyên Giám đốc HTX cho hay, năm nay chậm thả giống hơn năm rồi. Bởi vì từ đầu tháng 2 đến nay có một số bà con thả nuôi sớm, chỉ sau một thời gian ngắn tôm chết. Năm ngoái. HTX lỗ hơn 2 tỷ đồng. Riêng ông thả nuôi 2 vụ bị lỗ hơn 60 triệu. May mắn là nhờ nuôi 2 ao cá kèo nên gỡ gạc được.

Cùng với cách làm của ông Tuối, có 2 - 3 xã viên đang thả nuôi cá chẽm, cá chạch quế, cá kèo… nhằm xử lý môi trường ao nuôi thay vì phải ngồi chờ qua 2 - 3 tháng mới vào vụ nuôi tôm đợt 2. Đó cũng là cách đối phó với hạn mặn gay gắt như lúc này.

Dù vậy theo ông Tuối, muốn chuyển sang nuôi đối tượng thủy sản khác trên vùng nuôi tôm không đơn giản. Cá kèo phải mua con giống ngoài tự nhiên, giá lên đến 600 đ/con. Lúc này nước sông có độ mặn cao, nuôi cá kèo phải lấy nước ngầm đổ vào ao nhằm pha loãng hạ thấp độ mặn. Vấn đề khó nhất là lo sao cho con cá có thị trường tiêu thụ.

Khuyến cáo

Với kinh nghiệm của nhiều người nuôi tôm, mấy năm gần đây, từ tháng 1 đến tháng 3 thời tiết vào mùa khô nóng, chênh lệch biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao nên muốn tránh thiệt hại rất ít người dám phiêu lưu mạo hiểm thả tôm nuôi sớm. Sau tháng 3 âm lịch (tháng 4,5 dương lịch) có gió gió nam, thời tiết mát dịu, chuyển mưa là thả nuôi. Bên cạnh đó kết hợp theo khuyến cáo lịch thời vụ của cơ quan thủy sản địa phương để có thể vào vụ thả sớm hoặc trễ hơn vài ngày.

11-48-36_nuoi-tom-thm-cnh-o-huyen-trn-de-soc-trng-nh-hdNuôi tôm thâm canh ở huyện Trần Đề, Sóc Trăng

 


Tỉnh Sóc Trăng dự kiến năm 2016 sẽ thả nuôi tôm 45.500 ha, tương đương năm 2015. Song đến nay mới thả giống được khoảng 1.600 ha, với 700 triệu con giống (trong đó tôm thẻ chân trắng hơn 1.130 ha; tôm sú 410 ha); đạt 3,4% kế hoạch và bằng 54% so với cùng kỳ 2015.

Diện tích thiệt hại hơn 55 ha (tôm thẻ chân trắng 52 ha; tôm sú 3 ha), chiếm 3,6% diện tích thả. Bà Quách Thị Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng cho hay, do nhiều bà con lo lắng hạn, mặn nên việc thả nuôi tôm chậm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2015. Thêm vào đó giá tôm chưa “sáng”. So với cùng kỳ năm 2015 giá tôm nguyên liệu rất thấp và tình hình dịch bệnh rất phức tạp.

Do đó trong thời điểm đầu vụ này, bà con chỉ thả mang tính chất thăm dò. Mặt khác, một số hộ nuôi tôm đã hết vốn và chuyển sang nuôi đối tượng thủy sản khác. Thị xã Vĩnh Châu thả nuôi Artemia 510 ha/2.140 lon trứng và thu hoạch được hơn 12.400 kg; có 30 hộ nuôi cá chẽm 25 ha; 13 hộ nuôi 12 ha cá chạch quế và 7 hộ nuôi 10 ha cá kèo.

Ông Phạm Minh Truyền, PGĐ Sở NN-PTNT Trà Vinh dự báo trong năm 2016 người dân sẽ chuyển đổi đối tượng nuôi, hình thức nuôi theo nhu cầu thị trường, đảm bảo có lợi nhuận. Ở vùng nước mặn, lợ thì tôm sú và tôm thẻ chân trắng vẫn là đối tượng nuôi tôm chủ lực.

Năm 2015 giá tôm thẻ chân trắng bấp bênh, trong khi giá tôm sú khá hơn, do đó năm nay nhiều hộ lại nuôi tôm sú. Diện tích nuôi cua biển, nghêu, sò huyết... vẫn duy trì.

Các hộ nuôi tôm thâm canh năm ngoái thất bại có xu hướng chuyển sang nuôi luân canh với lúa hoặc nuôi tôm kết hợp trồng rừng…

Theo Nongnghiep.vn

































































Nuôi tôm thẻ chân trắng ở Sóc Trăng... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/nuoi-tom-tranh-han-man-post157241.html | NongNghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập115
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm112
  • Hôm nay40,246
  • Tháng hiện tại1,087,446
  • Tổng lượt truy cập92,261,175
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây