Học tập đạo đức HCM

Phân tích số liệu để nâng cao lợi nhuận trong chăn nuôi heo

Thứ ba - 24/05/2016 04:01

1. Tình hình của các trại chăn nuôi

Hiện nay, quy mô của các trại chăn nuôi heo ngày càng mở rộng, doanh thu và chi phí ngày càng lớn. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô trại chưa chắc dẫn đến lợi nhuận tăng ở mức tương ứng. Có rất nhiều trại phải vay mượn từ bên ngoài để đầu tư vào trại chăn nuôi.

 

2. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến lợi ích trang trại

Có 4 yếu tố ảnh hưởng lớn tới năng suất và tình trạng kinh doanh của trang trại:

- Quy mô nái: Trong những năm gần đây, các trại có quy mô lớn dần dần tăng lên, những trại có quy mô nhỏ từ từ bị giảm xuống.Thông thường, khi quy mô mở rộng thì chi phí sản xuất trên một đơn vị sẽ giảm xuống làm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, cũng có một số trại, khi mở rộng quy mô thì hiệu quả không đáp ứng được như kì vọng. Đó là do, sau khi mở rộng quy mô, việc xử lý các vấn đề như quản lý dịch bệnh, quản lý nhân sự, xử lý chất thải, quản lý tài chính sẽ khác với khi trại còn ở quy mô nhỏ.

- Năng suất sinh sản: So với các nước chăn nuôi tiên tiến thì năng suất các trại còn thấp. Nếu áp dụng các phương pháp và kĩ thuật nuôi tiên tiến thì trại có thể cải thiện được năng suất. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp này cần được sự đồng ý của chủ trại.

- Công nợ: Vấn đề lớn nhất mà các trại heo thường gặp là thiếu tiền. Rất nhiều trại luôn rơi vào tình trạng thiếu hụt tiền. Trại có quy mô lớn số tiền thiếu hụt cũng sẽ lớn. Việc đi vay các tổ chức tín dụng để đầu tư cũng chỉ khoảng 50% số doanh thu của trại. Trong trường hợp trại chi tiêu đầu tư nhiều hơn so với mức thông thường, cũng không nên mượn quá 70%.

- Giá heo: Trong chăn nuôi, heo là sinh vật sống nên việc điều chỉnh nguồn cung phù hợp với thị trường rất khó khăn. Chính vì vậy, giá heo rất nhạy cảm với  số lượng cung và cầu.

 

3. Những phương hướng căn bản

Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, việc điều đầu tiên cần làm là phải ghi chép đầy đủ số liệu để có thể tiến hành phân tích. Tuy nhiên, nhiều trại không có nhân viên chuyên ghi chép dữ liệu sản xuất, thậm chí nhiều trại không duy trì việc ghi chép trên 1 năm.

Nhiều người hiện nay biết có các phần mềm giúp quản lý dự liệu chăn nuôi nhưng lại nghĩ là trại mình không làm được. Chính vì suy nghĩ như vậy nên họ không áp dụng các công nghệ phần mềm quản lý dữ liệu.

Như đã nói ở trên, có một số trại đã nhập dữ liệu vào phần mềm, nhưng sau đó ngưng không nhập nữa, do một số lý do sau:

  • Biến động về nhân lực: những nông trại thay đổi nhân viên thường xuyên thì việc duy trì ghi chép dữ liệu gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, cần ưu tiên quản lý nhân lực cho tốt để không phải tự tay người quản lý ghi chép dữ liệu.
  • Việc nhập dữ liệu bị trì hoãn: dữ liệu của 1 tuần, 2 tuần... 1 tháng, 2 tháng không được xử lý kịp thời khiến công việc chồng chất không thể hoàn thành. Dữ liệu nên được nhập ngay khi nhận được.
  • Phần mềm dữ liệu không chính xác (tỷ lệ đẻ lên tới 120%?): chúng ta đã chăm chỉ nỗ lực nhập dữ liệu, nhưng phần mền cho kết quả không chính xác. Vấn đề này khiến nhiều trại nản không muốn nhập dữ liệu. vì thế, khi lựa chọn phần mềm không nên lựa chọn phần mềm miễn phí. Việc gì cũng cần phải đầu tư thời gian và tiền bạc.
  • Không có phương pháp giải quyết sau khi phân tích kết quả (Feedback system): khi nhập dữ liệu không có nghĩa là ta giải quyết được mọi chuyện. Dụa trên kết quả báo cáo cần phải phân tích những vấn đề còn tồn tại của trại, đề ra biện pháp giải quyết những vấn đề đó.
  • Nhân viên nông trại không hiểu rõ về phần mềm dữ liệu (phần mềm dữ liệu = giám sát): nhân viên ghi chép không hiểu rõ lợi ích của phần mềm mà họ chỉ nghĩ đó là biện pháp để giám sát chính bản thân. Chính vì vậy, họ không thích việc ghi chép dữ liệu.
  • Nhân viên nhập dữ liệu không hiểu về chăn nuôi heo: nhân viên nhập dữ liệu cần có kiến thức cơ bản về chăn nuôi heo, sự di chuyển của heo qua các trại. Người ghi chép và người xử lý nhập dữ liệu cần có những trao đổi để hiểu rõ công việc của mình.
  • Dịch bệnh, hỏa hoạn gây thiệt hại trên quy mô lớn: trường hợp trại bị dịch bệnh với hàng trăm heo con bị chết khiến việc ghi chép bị ảnh hưởng. Hoặc các tài liệu sẽ bị mất sạch nếu trại bị hỏa hoạn. Lúc này thật khó để duy trì việc ghi chép.
  • Thiếu kinh phí: tuy việc ghi chép nhập dữ liệu chỉ chiếm chưa tới 0,5% chi phí sản xuất, nhưng một số trại cho là tốn kém nên không tiếp tục việc ghi chép nhập dữ liệu.
  • Nhiều chủ doanh trại chưa ý thức được tầm quan trọng của việc nhập dữ liệu, họ cho rằng mình có thể nắm được tình hình chăn nuôi heo của trại.
  • Trại ngừng hoạt động.

  Những vấn đề cần lưu ý trước khi áp dụng quản lý dữ liệu điện tử:

   Để tránh gặp phải các trường hợp ở trên thì trước khi tiến hành áp dụng quản lý dữ liệu điện tử ta cần   kiểm tra các hạng mục sau đây:

  • Quy mô trại có thích hợp trong việc quản lý dữ liệu điện tử không?: những nông trại quy mô nhỏ  (ít hơn 50 nái) thì việc áp dụng quản lý dữ liệu điện tử không phù hợp. Những trại dạng này chỉ cần ghi chép vào sổ, sau đó dùng máy tính tính toán là được.

Tuy nhiên, nếu trại hơn 100 nái, thì mỗi ngày ghi chép, tính toán dữ liệu sẽ mất rất nhiều thời gian công sức, việc sử dụng các phần mềm quản lý sẽ phù hợp hơn. Những trại có quy mô từ 50~100 nái cần tự phân tích để chọn phương pháp tốt nhất.

  • Trong tương lai trại có duy trì được việc sử dụng phần mềm quản lý không?: nếu được hãy tiến hành áp dụng ngay.
  • Trại tự tiến hành nhập dữ liệu trên phần mềm hay gửi dữ liệu cho công ty bên ngoài nhập và phân tích?: ta có thể thấy ưu khuyết điểm của hai phương pháp trên qua bảng sau.

 

4. Để kinh doanh trang trại thành công

Cần phải nắm được số liệu căn bản của trại: số nái, số heo con, heo thịt. Cần nhập số liệu về heo con đẻ, xuất, chuyển chuồng. Mỗi tháng nên đếm heo khoảng 1 lần.
 

Nguồn: nguoichannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập309
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại182,156
  • Tổng lượt truy cập90,245,549
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây