Học tập đạo đức HCM

Phòng bệnh ký sinh trùng đường máu ở bò

Thứ ba - 16/01/2018 03:08
Bệnh ký sinh trùng đường máu hay còn gọi là bệnh tiên mao trùng ở bò, thường xảy ra vào mùa lạnh. Bệnh gây thiệt hại lớn cho người nuôi nếu không xử lý kịp thời.

Tác nhân gây bệnh

Bệnh do một loại tiên mao trùng có tên khoa học là Trypanosoma evansi sống ký sinh trong máu của trâu bò gây ra. Tiên mao trùng ở dạng đơn bào, có kích thước nhỏ, sống ký sinh và di chuyển được trong máu nhờ một roi tự do. Chúng sinh sôi trong máu, tiết ra độc tố làm suy yếu và có thể giết chết con vật. Bệnh không lây trực tiếp từ con vật ốm sang con vật lành mà do các loài ruồi trâu và mòng hút máu, truyền bệnh. Ngoài ra, đỉa, vắt cũng có thể là môi giới truyền bệnh. Bệnh còn lây qua đường tiêu hóa, đường phân… 

bệnh bò
Người nuôi cần tăng cường vệ sinh chuồng trại phòng chống côn trùng cho bò    Ảnh: CTV
  

Tiên mao trùng ký sinh trong máu hút chất dinh dưỡng và tiết ra độc tố gây sốt ở con vật. Độc tố Trypanoxin hủy hoại hồng cầu và ức chế cơ quan tạo máu, độc tố này gây viêm ruột ỉa chảy, và có thể nhiễm ở mọi lứa tuổi. Bò rất mẫn cảm với bệnh này. Ở nước ta trước đây hay thấy bệnh phát triển vào thời kỳ đông xuân giá rét, thiếu cỏ, làm việc nặng hoặc sau các đợt lũ lụt, cỏ chết thiếu thức ăn... 

  

Triệu chứng

Tiên mao trùng ký sinh trong cơ thể, chúng lấy các chất dinh dưỡng từ máu của vật chủ bằng phương thức thẩm thấu, làm cho vật chủ ngày càng gầy yếu, thiếu máu, giảm sức đề kháng và mất dần khả năng làm việc. Sống trong máu vật chủ, tiên mao trùng còn tiết ra độc tố. Độc tố này tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm rối loạn trung khu điều nhiệt, gây cho con vật sốt cao hoặc những cơn sốt gián đoạn. Độc tố tác động phá hủy hồng cầu, ức chế cơ quan tạo máu, làm cho vật chủ thiếu máu và suy nhược dần. Ngoài ra, độc tố còn tác động lên hệ thống tiêu hóa, gây ra hội chứng ỉa chảy. 

Bò bị bệnh thể hiện các triệu chứng: sốt cao, lên tới 40 - 410 C. Sốt 1 - 2 ngày liền, sau đó nhiệt độ hạ xuống mức bình thường. Sau 2 - 6 ngày, nhiệt độ lại tăng lên, cứ như thế lặp đi lặp lại nhiều đợt (sốt làn sóng). Đối với bò bị bệnh ở thể cấp tính, khi sốt cao thường thể hiện hội chứng thần kinh: quay cuồng, đi vòng tròn, run rẩy... 

Niêm mạc mắt tụ máu mầu đỏ tía, đôi khi có chấm máu, chảy nước mắt và mắt có nhiều dử đặc như keo. Có khi mắt sưng húp, sau 2 - 7 ngày mắt đỡ sưng. Niêm mạc mắt trở nên vàng nhạt hay sẫm. Các niêm mạc miệng, âm đạo cũng vàng. Thường thấy có thủy thũng ở hầu, ức, nách, chân, háng. Tim mạch yếu, chân sau bị tê liệt hoặc nửa thân sau bị liệt, con vật đứng không vững. Khi gần chết tim đập rất nhanh và rất yếu. Trước khi chết, nhiệt độ thân thể xuống thấp hoặc có một cơn sốt ngắn. Trường hợp bệnh rất nặng, con vật đột ngột sốt cao, bụng chướng to rồi lăn ra chết. 

Bệnh thường kéo dài hàng tháng, con vật nếu không chết thì sự hồi phục cũng chậm chạp và kéo dài. 

  

Bệnh tích, chẩn đoán

Khi mổ khám con vật, thấy: máu rất loãng, màu hồng. Trong lồng ngực, xoang bụng, bao tim có nước màu vàng da cam. Những chỗ thủy thũng chứa chất nhầy như keo. Thịt nhão, mỡ lầy nhầy mầu vàng thẫm. Tim, phổi, lách đều sưng và tụ máu. Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, ruột non và ruột già đều bị xuất huyết, tím bầm 

Có nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh như: 

• Căn cứ vào những biểu hiện lâm sàng như mô tả trên: sốt cao và cách từng đợt, niêm mạc mắt vàng, thủy thũng chứa chất keo, ỉa chảy, suy nhược, thân sau liệt, 

• Lấy máu xem tươi dưới kính hiển vi (đặc biệt lúc con vật đang sốt) sẽ thấy ký sinh trùng còn sống, bơi giữa các hồng huyết cầu chuyển động. 

• Lấy máu, nhuộm Giemsa và quan sát dưới kính hiển vi cũng phát hiện ra ký sinh trùng. 

• Lấy máu bò bệnh và tiêm truyền cho động vật thí nghiệm (thỏ, chuột bạch, chuột lang), sau 2 - 6 ngày có nhiều ký sinh trùng trong máu những động vật này. 

• Phương pháp ngưng kết trực tiếp trên phiến kính. 

• Chẩn đoán miễn dịch ELISA. 

  

Phòng bệnh

Cần tăng cường vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh, tiêu diệt ruồi trâu và mòng. Phòng chống côn trùng hút máu và truyền bệnh, chuồng trại phải có tấm che chống ruồi mòng. Phát quang bờ bụi, lấp vũng nước, cống rãnh quanh chuồng và bãi thả để không có chỗ cư trú cho côn trùng. Nuôi dưỡng chăm sóc đàn bò tốt, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Cho ăn đầy đủ cỏ tươi, hỗn hợp tinh, bổ sung khoáng và vitamin. Kiểm tra máu bò định kì 6 tháng/lần ở những vùng có bệnh, phát hiện và điều trị kịp thời để tránh việc lây lan sang con khác. Trâu bò ở miền núi trước khi đưa về xuôi cần kiểm tra máu phát hiện tiên mao trùng, tiêm thuốc chữa bệnh đồng thời phòng bệnh. Vùng hay có dịch nên tiêm phòng 2 lần/năm. 

  

Điều trị

Cần phát hiện sớm và kịp thời chữa trị cho con vật, người nuôi có thể tham khảo phác đồ điều trị  bằng cách kết hợp các biện pháp sau đây: 

Dùng thuốc diệt ký sinh trùng như phenoltridinium, suramin, phenidium clorit, protidium, metamidium, berenin, antryxit... để phòng và điều trị bệnh. Trong một số trường hợp, tác dụng phòng bệnh có thể kéo dài 4 - 6 tháng. Ở nước ta thường dùng naganin để điều trị bệnh tiên mao trùng. Có thể dùng naganin với các mức độ khác nhau: Nơi nhiễm tiên mao trùng nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng thì trong một năm có thể phòng trị một đợt bằng naganin, với liều 0,01 g/kg khối lượng cơ thể vào dịp tháng 9 - 10 dương lịch, trước vụ đông giá rét; Nơi có bệnh xảy ra, có bò ốm, chết: Năm đầu tiên phòng trị bằng naganin 2 đợt (tháng 3 - 4 và tháng 9 - 10 dương lịch). Từ năm thứ hai trở đi, mỗi năm chỉ cần phòng trị một đợt vào tháng 9 - 10 dương lịch. Nếu dùng liên tục trong nhiều năm như vậy có thể thanh toán được bệnh tiên mao trùng trong từng khu vực nhất định. Liều điều trị: 0,015 g/kg khối lượng cơ thể, pha dung dịch 10% nước cất. Tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp thịt. Tiêm hai ngày nghỉ một ngày, rồi lại tiêm lần thứ ba. 

Tiêm trợ lực: Nước sinh lý mặn 0,9%: 150 - 250 ml, tiêm tĩnh mạch; Nước sinh lý ngọt 5%: 200 - 300 ml, tiêm tĩnh mạch; Cafein 20%: 11 - 20 ml hoặc long não nước 10%, liều lượng 40 - 50 ml; Clorua canxi 10%: 70 - 100 ml, tiêm tĩnh mạch. 

Bò bị thiếu máu và suy nhược. Hồng cầu giảm xuống dưới 3 triệu/mm3. Bệnh có thể kéo dài 1 - 2 tháng, con vật càng ngày càng gầy, da khô mốc. Sức khỏe suy yếu dần, kém ăn, kém nhai lại, đi phân táo có lẫn máu hoặc đi tháo lỏng mùi thối khắm. Có khi con vật đi ỉa ra cả màng ruột, nát từng đoạn.

Nguồn: nguoichannuoi.com

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập285
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm277
  • Hôm nay36,370
  • Tháng hiện tại214,937
  • Tổng lượt truy cập90,278,330
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây