Học tập đạo đức HCM

Quản lý hệ vi khuẩn trong nuôi tôm

Thứ năm - 02/06/2016 22:46
(Thủy sản Việt Nam) - Vi khuẩn có mặt khắp mọi nơi trong hệ sinh thái ao nuôi và đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tôm và năng suất nuôi. Quản lý hệ vi khuẩn góp phần giảm thiểu các nguy hại và tạo thành công cho vụ nuôi.

Hệ vi khuẩn

Đối với hệ vi khuẩn trong đường ruột tôm, cho đến nay vẫn còn rất ít nghiên cứu về vai trò của chúng trong tôm. Nhưng những phát hiện cho đến nay trong việc bổ sung các vi sinh vào đường ruột của tôm đã hỗ trợ một vai trò cơ bản trung giản trong việc nâng cao sức khỏe tôm. Đặc biệt là các nghiên cứu khác nhau cho thấy chế phẩm sinh học trong thức ăn có khả năng điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột tôm, tác động tích cực về việc giảm stress, chống ôxy hóa và cải thiện sự sống cho tôm.

quản lý hệ vi khuẩn trong nuôi tôm

 

Quản lý hệ vi khuẩn trong ao

Việc sử dụng các vi khuẩn có lợi để quản lý hệ vi sinh trong ao nuôi có tác dụng: làm sạch nền đáy ao, phân hủy chất hữu cơ hấp thu xác tảo, làm giảm sự gia tăng lớp bùn ao; ức chế sự hoạt động và phát triển của các vi khuẩn có hại; chuyển hóa các khí độc gây hại cho tôm như NH3, NO2, H2S…; giúp ổn định tảo và màu nước ao nuôi; một số chủng vi khuẩn khi sử dụng sẽ làm tăng hàm lượng ôxy, ổn định pH và các chỉ số môi trường trong ao nuôi. Hoặc sử dụng hệ thống nuôi Biofloc cũng có khả năng quản lý thành công hệ vi sinh trong ao.

Theo nghiên cứu của Chaiyapec-hara và cộng sự, năm 2011 cho thấy quần thể vi khuẩn đường ruột tôm sú gồm: Giống vi khuẩn chiếm ưu thế trong ruột tôm bao gồm Vibrio, Photobacterium, Aeromonas, Propionigenium (ngành Fusobacteria). Các giống khác nhưActinomyces, Anaerobaculum, Halospirulina, Pseudomonas, Mycoplasma và Shewanella; vi khuẩn kỵ khí bắt buộc như  Propionigeniumvà Fusibacter cũng đã được tìm thấy. Theo nghiên cứu của Johnson và cộng sự, năm 2008, trên tôm thẻ chân trắng cho biết ruột trước của tôm nuôi trong bể tuần hoàn bao gồm các nhóm vi khuẩn Mycobacterium, Propionibacterium, và Desulfocapsa chiếm ưu thế; ruột sau có nhóm Vibrio chiếm ưu thế.

<p text-align:justify;text-indent:8.5pt;line-height:12.0pt"="" style="padding: 0px 0px 13px; margin: 0px; border: 0px; line-height: 1.6em; text-align: justify; color: rgb(17, 17, 17); font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 13px;">Đường ruột gần như là bộ phận quan trọng nhất đối với tôm và mục tiêu cho các bệnh nguy hiểm. Bởi, cơ thể tôm có cấu tạo rất đơn giản và rất dễ mẫn cảm với mầm bệnh. Hiện, các bệnh xuất hiện phần lớn đều xuất phát từ đường ruột như phân trắng, hội chứng tôm chết sớm (EMS)… Vào thời điểm việc sử dụng kháng sinh ngày càng hạn chế, thì việc quản lý hệ vi khuẩn đường ruột một cách tích cực thông qua việc bổ sung các chế phẩm vào thức ăn là một cách tiếp cận đầy hứa hẹn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, việc bổ sung các vi khuẩn có lợi vào đường ruột giúp tôm tiêu hóa tốt thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng, hạn chế độc tố, ức chế vi khuẩn có hại, bảo vệ sức khỏe tôm nuôi và giúp phòng bệnh trên tôm như phân trắng… nâng cao tỷ lệ sống. Nhóm vi khuẩn được sử dụng cho việc cải thiện đường ruột tôm bằng cách trộn vào thức ăn thường là các vi khuẩn Lactobacillus, Bacillus sp, Sacc-haromyces... Chế phẩm sinh học được khuyến cáo sử dụng trong mọi giai đoạn của nghề nuôi tôm, bắt đầu từ khi con giống đến lúc nuôi thương phẩm. Bởi, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những con giống được sản xuất dựa trên việc sử dụng thường xuyên chế phẩm sinh học có tỷ lệ sống và sức tăng trưởng cao hơn những con giống bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng kháng sinh hay hóa chất. Đồng thời, các vi khuẩn có lợi còn tiết ra các enzym có khả năng phân tách các đa chất thành các đơn chất giúp tôm dễ hấp thụ dinh dưỡng, chống rối loạn đường tiêu hóa của tôm.

>> Nuôi tôm hiện nay đang gặp nhiều thách thức bởi khi áp lực từ chất lượng môi trường nuôi và nhu cầu lương thực ngày càng tăng. Việc sử dụng các hệ vi khuẩn bổ sung trong thức ăn và môi trường nuôi thông qua các biện pháp quản lý và kiểm soát hệ vi khuẩn dưới đáy ao, trong nước sẽ giúp tối ưu hóa hiệu suất tôm, và nuôi tôm một cách toàn diện, bền vững.

Lê Cung
http://thuysanvietnam.com.vn/
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập297
  • Hôm nay45,139
  • Tháng hiện tại820,417
  • Tổng lượt truy cập91,994,146
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây