Học tập đạo đức HCM

Quy trình khai thác cá ngừ đại dương giống bằng lưới vây

Thứ bảy - 11/07/2015 23:13
Khai thác cá ngừ đại dương giống (CNĐDG) bằng lưới vây là nguồn cung cấp giống, tiền đề để phát triển nghề nuôi cá ngừ đại dương ở nước ta.

Chuẩn bị

1. Tàu thuyền

Tàu thuyền có công suất máy chính trên 360 CV và xuồng đèn công suất máy 90 CV được trang bị hệ thống ánh sáng phù hợp cho đánh lưới vây ánh sáng .

Tàu lưới vây cần phải được trang bị máy tời đủ mạnh để có thể đảm bảo thu xong dây giềng rút dưới 30 phút và hỗ trợ cho các thao tác nâng hạ khác. Ngoài ra tàu cần phải được trang bị máy thu lưới thuỷ lực để giảm nhẹ cường độ lao động.

Hệ thống máy dò cá; máy định vị vệ tinh; máy thông tin liên lạc. Ngoài ra phải trang bị 2 - 4 máy đàm thoại cầm tay.

Tàu thuyền được dùng cho kéo lồng công suất máy tối thiểu đạt trên 300 CV. Nên chọn những tàu có hệ thống động lực phù hợp với việc kéo lồng.

Chuẩn bị vàng lưới vây có chiều dài trên 700 m, chiều cao kéo căng trên 100 m, kích thước mắt lưới 2a = 35 - 100 mm.

 

2. Hệ thống chà và thả chà

Sau khi lựa chọn được ngư trường khai thác cá ngừ đại dương giống là những vùng gò chìm ở vùng biển xa bờ; phải thả chà trước khi bắt đầu mùa khai thác ít nhất là 1 - 2 tháng (đủ thời gian cho cá tập trung quanh chà).

Liên kết các đoạn tre thành bè theo đúng qui định bản vẽ thiết kế. Liên kết một đầu dây neo với bè tre bằng khóa chữ  "C" hoặc nút dễ tháo. Đầu kia của dây neo được nối với đá dằn hoặc neo.

Khi đến vị trí dự định thả chà, thả trôi tàu và tiến hành thả bè tre xuống trước, từ 2 đến 3 thuỷ thủ xuống bè để buộc các dây lá dừa vào các góc của bè. Thả đá dằn hoặc neo xuống đúng vị trí dự định, dây neo tự động xả xuống cho đến khi hết. Sử dụng phao tiêu và cây cờ để đánh dấu vị trí thả chà, tạo điều kiện thuận tiện cho việc theo dõi, quan sát vị trí chà.

 

3. Lồng lưu giữ và vận chuyển CNĐDG

 Đường kính lồng 13 m, sâu 8 m, có cửa lưới để dồn cá từ lưới vây sang lồng. Lồng phải đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế, có độ bền cao, chịu đựng được sóng gió biển khơi, phù hợp với yêu cầu kéo lồng di chuyển trên biển và phù hợp với sức kéo của các tàu kéo lồng nêu trên. Cửa lồng có cấu tạo đặc biệt với kích thước chiều ngang 6 m, chiều cao 4,8 m. Mật độ cá lưu giữ trong lồng cho phép đến 2 kg/m3.

Khai thác cá bằng lưới vây

4. Thăm dò ngư trường

Dựa trên các kết quả điều tra nguồn lợi cá ngừ đại dương giống thông qua các bản đồ ngư trường phân bố CNĐDG để lựa chọn địa điểm đánh bắt. Dựa trên đặc điểm của CNĐDG  thường tập trung thành đàn lớn ở những vùng có các gò chìm tại vùng biển xa bờ (độ sâu của những vùng biển này có thể tới hàng nghìn mét; độ sâu đỉnh các gò chìm thường từ 50 - 150 m), kết hợp với kết quả đánh bắt thăm dò CNĐDG của những năm trước để lựa chọn ngư trường đánh bắt phù hợp.

 

Dò tìm đàn cá

 Căn cứ vào toạ độ của các đỉnh gò ở khu vực gò chìm và vị trí các chà đã được thả sẵn ở ngư trường này, tiến hành chạy tàu, dò tìm đàn cá bằng mắt thường, bằng máy dò cá đứng, máy dò cá ngang ở quanh các chà đã thả sẵn hoặc quanh đỉnh các gò chìm để phát hiện các đàn cá tập trung.

Nếu phát hiện đàn cá phải bám theo đàn cá, liên tục theo dõi, chờ đến khi trời tối sẽ tiến hành thắp đèn tập trung cá. Cho tàu tiếp cận chà (chạy xung quanh chà, cách khoảng 30 - 50 m), dùng máy sonar để kiểm tra đàn cá quanh chà.

 

Thắp đèn dụ cá

Khi thắp sáng, các loài cá nổi nhỏ ưa ánh sáng sẽ tập trung quanh đèn, điều này đã thu hút CNĐDG tập trung quanh đèn để kiếm mồi, vì vậy chúng bị đánh bắt bằng lưới vây. Khi thấy rằng mật độ cá dưới đèn đã tập trung đủ lớn, các yếu tố ngoại cảnh như gió, nước thuận lợi, có thể tiến hành chuẩn bị thả lưới.

Nguồn sáng trên tàu được điều chỉnh giảm dần (tắt dần đèn từ phía mũi tàu về phía sau lái, từ 3 - 5 phút tắt hai bóng đèn ở hai bên mạn) để gom cá về một chỗ. Khi ánh sáng trên tàu đã được tắt hết, tàu thu neo và rời xa vị trí tàu đèn. Xác định thời điểm và vị trí cho phù hợp với điều kiện ngoại cảnh (hướng gió, nước) để thả lưới bao vây tàu đèn.

 

Thả lưới bao vây đàn cá

Khi quyết định vị trí, thời điểm và quỹ đạo thả lưới phải đảm bảo các nguyên tắc sau khi kết thúc thả lưới, mạn làm việc của tàu và vòng vây của lưới phải ở dưới nước, dưới gió so với chà. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết cụ thể theo từng thời điểm mà chọn vị trí và hướng thả lưới để đảm bảo vây bắt được đàn cá. Để lưới được thả đều đặn, các vị trí thao tác kết hợp với nhau một cách tuần tự (thả giềng phao, thịt lưới, giềng rút và vòng khuyên). Các sự cố: rối lưới, dây giềng, vòng khuyên phải được sử lý nhanh và an toàn. Khi thả phao tiêu đầu lưới, người điều khiển ca nô chạy về phía đầu lưới nhằm hạn chế cá thoát ra khỏi vòng vây về phía cửa lưới. Trong thời gian thả lưới người sử dụng máy Sonar luôn cung cấp thông tin về đàn cá để thuyền trưởng kịp thời điều chỉnh hướng thả lưới cho phù hợp. Như vậy, máy Sonar rất cần thiết trong quá trình thả lưới. Khi thu xong hệ thống vòng khuyên lên tàu, tàu đèn được đưa ra khỏi vòng vây lưới và tiến hành thu lưới bình thường.

 

Cuộn rút lưới và thu dần lưới

Vì chiều dài lưới vây kết hợp chà và ánh sáng không lớn nên chỉ cần thu lưới một bên. Đây là phương pháp thu lưới mạn trái bằng tời thủy lực. Thuyền trưởng điều khiển tàu cho hợp lý để thu lưới được dễ dàng. Các người khác điều khiển tốc độ tời thủy lực phù hợp với quy trình xếp lưới, kéo lưới về gần với mạn tàu. Kéo và xếp giềng chì, vòng khuyên chính theo thứ tự từng phần lưới vào cây ngáng, tời giềng phao lên tàu. Trong quá trình thu lưới cần gỡ những con cá bị dính vào lưới. Không thu hết toàn bộ lưới vây lên tàu mà phải để lại khoảng 100 - 150 m lưới dưới nước. Nếu tỷ lệ CNĐDG chiếm trên 50% sản lượng mẻ lưới và sản lượng CNĐDG đạt trên 1.000 kg, thì thuyền trưởng tàu lưới vây sẽ ra hiệu cho tàu kéo lồng đến lấy cá. Còn nếu không đạt như vậy thì tàu lưới vây sẽ thu lưới bắt cá như bình thường.

 

Dồn cá từ lưới vây sang lồng

Giữ cho khoảng cách từ tàu kéo đến lồng khoảng 60 - 65 m. Đáy lồng vẫn được ép sát vào vành trên của lồng cho đến khi áp sát được lồng vào lưới vây để tàu kéo lồng điều động lồng được dễ dàng.

Buộc một đầu "dây mồi" vào vành lồng ở vị trí "cửa lồng"; xuồng nhỏ sẽ chạy về phía tàu lưới vây, vừa chạy vừa thả dây mồi. Sau khi đã hạ xong cửa lồng, tàu kéo lồng sẽ kéo nhẹ để căng và mở rộng vòng vây của lưới vây; đồng thời 2 người sẽ bơi về phía đối diện với cửa lồng (trong vòng vây của lưới vây) để xua cho CNĐDG bơi qua cửa lồng sang lồng. Đồng thời tàu lưới vây tiếp tục thu lưới với tốc độ chậm để hỗ trợ dồn cá sang lồng.

 

Lưu giữ và vận chuyển cá ngừ giống

Kéo lồng bằng hai tàu có khoảng cách 50 - 100 m tùy theo tình hình sóng gió. Theo dõi tốc độ và hướng của dòng hải lưu để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, của sau 4 giờ kéo lại cho cá nghỉ 30 phút hoặc nhiều hơn tùy theo sức khỏe của cá.

Đảm bảo cho cá ăn đầy đủ 2 lần/ngày, vào khoảng 7 - 8 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều, với lượng 5% khối lượng cá. Theo dõi khả năng ăn mồi của cá để điều chỉnh số lượng và kích thước thức ăn cho ăn những lần sau.

Các lồng nuôi phải được neo chắc chắn ở vị trí dự kiến nuôi, trong đó đã tính đầy đủ đến các yếu tố về môi trường, địa hình, khí tượng thủy văn ...

Cần phải tính toán trước số lượng cá dự kiến nuôi trong lồng nuôi dựa trên mật độ nuôi cho phép không quá 4 kg/m3.

Kéo lồng vận chuyển sao cho "cửa lồng vận chuyển" áp sát vào "cửa lồng nuôi". Liên kết hai cửa lồng với nhau, đồng thời nhấc tất cả các cục chì đang dằn ở đáy lồng vận chuyển lên và cố định các cục chì này vào vành lồng phía trên. Hạ cửa lồng xuống, từ từ nâng đáy lồng vận chuyển lên. Cá sẽ nhanh chóng bơi sang lồng nuôi. 

>> Việc khai thác cá ngừ đại dương giống bằng cách sử dụng hình thức vây ánh sáng để khai thác không đòi hỏi trang bị kỹ thuật phục vụ cho khai thác quá cao. Qui trình công nghệ này dễ sử dụng, phù hợp với tàu thuyền và trình độ của ngư dân Việt Nam.

Trương Gia Phong 
theo thuysanvietnam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập284
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm281
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại188,635
  • Tổng lượt truy cập90,252,028
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây