Học tập đạo đức HCM

Quy trình phòng trị bệnh cho cá rô phi nuôi lồng, bè trên hồ thủy điện Sơn La

Thứ năm - 15/10/2015 04:17
Cá rô phi nuôi lồng thường bị một số bệnh như: bệnh xuất huyết, bệnh viêm ruột, bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng bánh xe... Quy trình này quy định trình tự nội dung việc phòng và trị bệnh cho cá rô phi đơn tính (Oreochromis niloticus), áp dụng cho các cơ sở nuôi cá rô phi đơn tính bằng hình thức nuôi lồng trên hồ thủy điện Sơn La.

1. Chọn vị trí và đặt lồng nuôi

1.1. Vị trí đặt lồng bè

- Khu vực nước sạch, không bị ảnh hưởng bởi chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất khác.

- Tránh xa nơi tàu thuyền thường qua lại nhiều.

- Nuôi ở hồ chứa nước phải chọn khu vực có dòng chảy, không nuôi ở các eo ngách.

1.2. Môi trường nước nơi đặt lồng

- pH = 7,5 - 8,0

- Oxy hoà tan (O­2) lớn hơn 5 mg/lít

- Amoniac (NH3) không lơn hơn 0,01 mg/lít

- Nitrit (NO2) và sunfua hydro (H2S) nhỏ hơn 0,01 mg/lít

1.3. Cách đặt lồng

- Diện tích lồng chỉ được chiếm không nhiều hơn 0,05% diện tích khu vực mặt nước lúc cạn nhất.

- Mỗi khu vực đặt 2 - 5 bè (mỗi bè 4 lồng có diện tích 10 m2), khoảng cách giữa các cụm bè là 200 - 500 m. Các bè phải đặt so le, khoảng cách giữa các bè là 10 - 15 m, đáy lồng cách mặt đáy không nhỏ hơn 0,5 m.

2. Chọn giống

- Ngoại hình: Cỡ cá đồng đều, cân đối, vây vảy hoàn chỉnh, không sây sát, không mất nhớt, màu sắc tươi sáng

- Trạng thái hoạt động: Nhanh nhẹn, bơi theo đàn, phản ứng nhanh với tiếng động, ánh sáng.

- Tình trạng sức khỏe: Không có dấu hiệu bệnh lý, khi bắt buộc xét nghiệm không nhiễm những bệnh nguy hiểm của loài, tỷ lệ dị hình không lớn hơn 1%.

- Kích cỡ: 8 - 10 cm/con, khối lượng 15 - 20 g/con.

3. Bảo đảm môi trường nuôi và phòng bệnh cho cá nuôi lồng

Sử dụng một số hoá chất sau đây treo trong lồng để khử trùng môi trường nước, diệt các tác nhân gây bệnh ngoại ký sinh cho cá nuôi.

3.1. Vôi nung (CaO) để khử trùng và khử chua cho môi trường nước:

Dùng vôi nung đựng trong bao tải treo ở đầu nguồn nước hoặc khu vực cho ăn trong các lồng bè.

- Túi treo cách mặt nước khoảng 1/3 - 1/2 độ sâu của nước trong lồng/bè.

- Liều lượng sử dụng là 2 - 4 kg vôi cho 10 m3 nước.

- Khi vôi tan hết lại tiếp tục treo túi khác

3.2. Hóa chất để khử trùng, phòng bệnh vi khuẩn, nấm và bệnh ký sinh trùng

a. VICATO (Trichlocyanuric acid - TCCA)

+ Thuốc đóng viên 200 g/viên để treo trong lồng, thuốc tan dần ra ngoài khoảng 1 tuần.

+ Liều lượng sử dụng là 200 g/10 m3 nước, 2 tuần một lần (vị trí và độ sâu treo như túi vôi).

b. Rescus

- Thuốc dạng nước đóng chai hòa nước té trực tiếp xuống lồng nuôi cá

- Cách dùng: Hòa tan 1 lít thuốc/40 lít nước té vào cá và xung quanh lồng.

3.4. Sulphat đồng (CuSO4) để phòng bệnh ký sinh đơn bào:

Thuốc đựng trong túi vải treo trong lồng, bè (vị trí và độ sâu treo như túi vôi).

- Liều lượng sử dụng là 50 g/10 m3 nước, mỗi tuần treo 2 lần.

3.5. Cho cá ăn thuốc phòng bệnh nội ký sinh

Sử dụng một số loại thuốc sau đây trộn lẫn với thức ăn cho cá ăn để phòng bệnh nội ký sinh (bệnh nhiễm khuẩn máu, bệnh giun sán).

a. Thuốc KN-04-12:

Thuốc KN-04-12 được phối chế từ những cây thuốc có tác dụng diệt khuẩn.

- Cho cá ăn định kỳ 30 - 45 ngày 1 đợt thuốc KN-04-12. Mỗi đợt cho ăn 3 ngày liên tục, liều lượng 2g/kg cá/ngày; phòng bệnh nhiễm khuẩn máu (đốm đỏ, xuất huyết, thối mang, viêm ruột...);

- Trị bệnh cho cá ăn 4g thuốc/kg cá/ngày, cho ăn 7 - 10 ngày liên tục.

- Mùa xuất hiện bệnh nhiễm khuẩn máu từ tháng 3 - 5 và tháng 8 - 10.

b. Thuốc kháng sinh:

- Dùng một số loại thuốc kháng sinh: Doxycyllin, Sulphatrim, AntiGerm... trộn vào thức ăn tinh cho cá để trị bệnh nhiễm khuẩn máu (Streptoccocus sp, Aeromonas sp, Pseudomonas sp).

- Liều lượng sử dụng là 100 mg/kg cá/ngày thứ nhất; từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 cho ăn 50 mg/kg cá/ngày. Khi cá bị bệnh nhiễm khuẩn máu cho ăn 1 đợt, mỗi đợt kéo dài không quá 7 ngày.

c. Men tiêu hóa (Lacto-Plus hoặc HI-Lactic):

- Trộn men tiêu hóa vào thức ăn cho cá ăn hàng ngày.

- Liều lượng sử dụng là 1,0 - 3,0 g/kg thức ăn.

d. Vitamin C:

- Định kỳ 1 tháng cho cá ăn 1 đợt 7 ngày, trộn vitamin C vào thức ăn cho cá ăn hàng ngày;

- Liều lượng sử dụng là 10,0 - 30,0 mg/kg cá/ngày.

4. Theo dõi sức khoẻ cá

- Hàng ngày phải chú ý theo dõi các hiện tượng có thể xảy ra đối với cá nuôi trong lồng/bè như: cá nổi đầu do thiếu oxy, cá bị nhiễm độc do nước bị ô nhiễm, cá kém ăn hoặc bỏ ăn do môi trường thay đổi xấu, thức ăn kém chất lượng hoặc cá bị nhiễm bệnh.

- Kịp thời có biện pháp xử lý các hiện tượng trên bằng cách: quấy sục khí làm tăng lượng khí oxy hoà tan, di chuyển lồng/bè ra khỏi khu vực môi trường bị ô nhiễm bẩn, cho cá ăn đủ chất lượng và số lượng, loại bỏ cá bệnh ra khỏi lồng.

- Ở khu vực nuôi có bệnh xảy ra, cần cách ly những lồng bị bệnh bằng biện pháp kéo lồng bè xuống vị trí cuối dòng nước chảy và kịp thời chữa bệnh cho cá nuôi.

- Khi thấy cá nuôi bị bệnh nặng và có khả năng lây lan, phải tiến hành thu hoạch ngay (kể cả phải thu cá trong lồng còn lại, nếu đã đạt yêu cầu thương phẩm).

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

 Tags: bệnh, cá rô

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập181
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm175
  • Hôm nay59,887
  • Tháng hiện tại59,887
  • Tổng lượt truy cập84,966,923
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây