Học tập đạo đức HCM

Sử dụng men vi sinh trong nuôi thủy sản: Lợi ích và những lưu ý khi sử dụng

Thứ ba - 07/04/2015 22:50
Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản là hướng đi có ý nghĩa thực tiễn nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo hiệu quả sản xuất. Từ đó, góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Hai thành phần chính của men vi sinh là vi khuẩn có lợi và các chất dinh dưỡng để nuôi vi khuẩn. Vi khuẩn có lợi được phân lập từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng gồm các loài như: Bacillus sp., Nitrosomonas, Nitrobacter... Chất dinh dưỡng là các loại như đường, muối canxi, muối magiê…

Về hình thức, men vi sinh có 02 dạng, dạng nước và dạng bột (hay dạng viên). Bình thường, dạng bột có mật độ vi khuẩn có lợi cao hơn so với dạng nước. Về chủng loại, men vi sinh có 02 loại, loại dùng để xử lý môi trường (loài vi khuẩn chính là  Bacillus sp. ) và loại trộn vào thức ăn (loài vi khuẩn chính là Lactobacillus). 

Các lợi ích mang lại khi sử dụng men vi sinh:

(1) Làm ổn định chất lượng nước và nền đáy trong ao nuôi tôm, cá.

(2) Nâng cao sức khoẻ và sức đề kháng của tôm, cá.

(3) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường ao nuôi và xung quanh do nuôi thuỷ sản gây nên.

(4) Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.

Các lợi ích đạt được như trên là do hoạt động tích cực của vi khuẩn qua một hay nhiều cơ chế tác động:

(1) Cạnh tranh mạnh mẽ chất dinh dưỡng, năng lượng và giá thể với các loài vi khuẩn có hại khác và tảo độc.

(2) Chuyển hoá các chất hữu cơ như thức ăn dư, xác tảo, cặn bã thành CO2 và nước; chuyển các khí độc như NH3, NO2thành các chất không độc như NH4+, NO3-.

(3) Hạn chế vi khuẩn có hại trong đường ruột và giúp chuyển hoá hiệu quả thức ăn.

(4) Tiết ra một số chất kháng sinh, enzyme để kìm hãm hay tiêu diệt mầm bệnh.

Để men vi sinh phát huy hiệu quả cao, người nuôi thủy sản phải tuân thủ một số nguyên tắc dùng sau đây:

- Hoà loãng men vi sinh bằng nước trong ao nuôi, cho vào xô, thau, sau đó sục khí 4 - 5 giờ đến khi men có mùi chua hay pH giảm thì đem bón.

- Định kỳ dùng trong quá trình nuôi. Thông thường 7 - 10 ngày/lần đối với loại xử lý môi trường và luân phiên sử dụng 5 ngày, sau đó ngưng 5 ngày đối với loại trộn vào thức ăn. Sử dụng cùng lúc với bón phân gây màu nước hay sau khi nước đã lên màu.

- Liều lượng dùng phải theo đúng theo đề nghị của nhà sản xuất.

- Khi môi trường ao nuôi có dấu hiệu hay đang suy giảm chất lượng như hàm lượng khí độc cao (NH3, H2S, NO2…), nước nhiều cặn bã, nước phát sáng thì men vi sinh được sử dụng sớm hơn so với thường ngày với liều lượng tăng gấp 2 lần so với đề nghị.

- Không được sử dụng men vi sinh cùng với các loại hoá chất có tính diệt khuẩn như BKC, thuốc tím, Chlorine, i-ốt, kháng sinh. Đồng thời, không được sử dụng men vi sinh khi các chất trên đang hiện diện trong môi trường nước hay trong thân tôm, cá nuôi.

- Trước khi bón men vi sinh cần cải thiện môi trường ao nuôi bằng các biện pháp như thay nước, bón vôi nâng pH lên 7,5 - 8,5, bón vôi + Dolomite + Khoáng nâng cao độ kiềm.

Men vi sinh sẽ có hiệu quả sau khi sử dụng 2 - 4 ngày, thể hiện qua màu nước và các chỉ tiêu môi trường.

Kết quả thực hiện tại Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ Nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Nuôi tôm thẻ chân trắng bằng quy trình vi sinh, sau 2 đợt nuôi cho kết quả như sau:

Tác dụng đối với môi trường ao:

- Ổn định pH (dao động từ 8,0 – 8,3 trong suốt quá trình nuôi),

- Màu nước: tháng thứ nhất độ trong từ 25 - 35cm, sau tháng thứ 2 trở đi thì nước đục.

- Bùn đáy ao, lượng phân tôm, thức ăn thừa và các chất hữu cơ khác giảm 50% so với ao không sử dụng vi sinh định kỳ.

- Giảm Nitrite, Nitrate, giảm mùi hôi của các khí độc, kiểm soát hiệu quả sự kết váng trên bề mặt và bùn đáy ao, tạo môi trường ổn định. Hàm lượng khí độc NH3 < 0,01mg/lít, NH4+ <0,2 mg/lít

Hiệu quả:

- Tôm phát triển nhanh, năng suất tôm lên đến 20 tấn/ha.

- Kích cỡ tôm sau 75 ngày nuôi đạt: 65 con/kg (15,4 gram/con).

Tóm tắt quá trình sử dụng vi sinh:

- Trước khi thả giống 2 - 3 ngày: sử dụng vi sinh với liều dùng gấp đôi so với hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Tháng thứ nhất: định kỳ 5 ngày đánh 1 lần, với liều dùng của nhà sản xuất.

- Tháng thứ hai: định kỳ 4 ngày đánh 1 lần, với liều dùng của nhà sản xuất.

- Tháng thứ ba trở đi: định kỳ đánh 3 ngày 1 lần, với liều dùng của nhà sản xuất.

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập146
  • Hôm nay30,745
  • Tháng hiện tại223,838
  • Tổng lượt truy cập92,601,502
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây