Học tập đạo đức HCM

Tầm quan trọng việc sát trùng chuồng trại chăn nuôi và chống nóng cho vật nuôi

Thứ năm - 16/06/2016 21:29
Trong chăn nuôi, vấn đề sát trùng chuồng trại là hết sức quan trọng để giảm đi bệnh tật cho gia súc, gia cầm, góp một phần đáng kể cho sự thành công hay thất bại trong nghề. Tuy nhiên, thực tế, nhiều người chưa quan tâm đúng mức vấn đề sát trùng chuồng trại vì họ không thấy ngay hiệu quả. Vấn đề này cần phải hết sức quan tâm, tiến hành đúng qui trình, đúng đối tượng, mầm bệnh mà hóa chất tác động có hiệu quả.
1. Vệ sinh, sát trùng chuồng trại:
 
Khi tiến hành sát trùng tiêu độc chuồng trại, người làm công tác này cần biết:
- Nghi có bệnh gì.
- Sự nguy hiểm truyền lây bệnh.
- Dùng chất gì để sát trùng.
- Địa điểm sát trùng.
- Nồng độ thuốc sát trùng là bao nhiêu %.
- Phương pháp sử dụng.
- Thời gian kéo dài tác dụng của thuốc.
- Hóa chất sử dụng có độc hay không, có an toàn với người sử dụng hay không?
 
Để đạt được hiệu quả cao trong sát trùng, khi tiến hành cần theo từng bước sau:
 
a. Tiêu độc cơ học: Đây là bước quan trọng, bao gồm dọn dẹp toàn bộ chất hữu cơ có trong chuồng trại một cách triệt để. Tiến hành rửa cọ bằng nước, bước này làm giảm đi mật số vi sinh vật và bề mặt chuồng trại, để làm tiền đề cho các bước sau.
b. Tiêu độc vật lý: Sau khi quét dọn sạch, nếu không dùng hóa chất có thể dùng nước sôi, lửa để diệt các tác nhân gây bệnh trong chuồng.
c. Tiêu độc bằng hóa chất: Đây là phương pháp quan trọng, tuy nhiên, việc lựa chọn hóa chất cần phải theo các nguyên tắc ở trên.
 
Một số loại hóa chất đang được sử dụng và những nhược điểm của chúng:
 
 
 
Tóm lại: Cần phải xem việc sát trùng chuồng trại là một khâu quan trọng nhất trong qui trình phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm. Nếu làm tốt khâu này sẽ làm cho việc phòng trị bệnh bằng kháng sinh giảm đi rất nhiều, giá thành chăn nuôi sẽ giảm, lợi nhuận đem lại sẽ cao.
 
2. Chống nóng cho gia súc, gia cầm:
 
Vào mùa hè thời tiết oi bức, có hôm nhiệt độ lên cao đến 35 - 38°C. Đây là một trong những yếu tố gây bất lợi trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi tập trung, với mật độ cao, dễ phát sinh lây lan dịch bệnh, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Để hạn chế nhiệt độ cao, người chăn nuôi cần lưu ý :
 
a. Đối với gia cầm :
Chuồng trại nên thoáng mát, làm theo hướng đông nam; nên lợp mái ngói hoặc mái lá cọ, có hố chứa phân ( để giảm sức nóng do phân bốc lên ), nền chuồng sạch sẽ, có phên che chống nắng xung quanh, hàng ngày phun nước lên mái chuồng để hạ bớt nhiệt, chất độn chuồng để trải mỏng, định kỳ thay chất độn chuồng. Trong chuồng nên lắp đặt quạt điện, hệ thống thông gió. Xung quanh chuồng trồng cây xanh tạo bóng mát.
Nuôi nhốt với mật độ vừa phải. Ví dụ : đối với gà : úm 50 - 60 con/m2, gà 0,5 - 1kg nhốt 20 - 30 con/m2, gà 2 - 3kg nhốt 7 - 10 con/m2. Nếu nóng quá có thể thả ra vườn, gốc cây quanh chuồng.
Đối với gà đẻ rất dễ chết vào những ngày nhiệt độ quá cao, nên tránh nuôi quá béo bằng cách giảm bớt hàm lượng đạm trong khẩu phần, cho ăn thêm rau xanh. Tăng sức đề kháng cho gia cầm bằng cách cho uống Bcomlex ( đặc biệt là Vitamin C ), chất điện giải… cho ăn các loại cám chất lượng tốt, phòng bệnh cho gia cầm bằng các loại vaccin dịch tả, tụ huyết trùng… để tăng khả năng miễn dịch.
 
b. Đối với lợn :
Chuồng trại áp dụng như đối với gia cầm. Mật độ nuôi nhốt đối với nái 3 - 4 con/m2, lợn thịt là 2 m2/con. Cần tắm cho lợn 1 - 2lần/ngày, cho uống đủ nước và cho uống Bcomlex, chất điện giải ( đặc biệt là Vitamin C ) để giải nhiệt.
Tiêm phòng đầy đủ các loại vacccin : phó thương hàn lợn con, dịch tả, tụ huyết trùng để tăng khả năng miễn dịch.
 
c. Đối với trâu, bò, dê:
Buổi sáng đi chăn thả sớm: 6 giờ thả, 9 giờ về; buổi chiều chăn thả muộn: 4 giờ thả, 6 giờ về chuồng. Nên buộc ở những nơi có cây xanh bóng mát cho trâu, bò nghỉ ngơi.
Mật độ nuôi nhốt đối với trâu, bò thịt : 4 - 5m2/con, dê 1,8 - 2m2/con. Cho uống đủ nước, bổ sung Vitamin C để giải nhiệt, cho ăn đủ no từ 30 - 35kg thức ăn thô xanh, 0,5 - 1kg thức ăn tinh, 20 - 30g muối ăn, để đảm bảo sức khoẻ tăng khả năng chống nóng, chống bệnh tật cho chúng.
Nên tắm trải cho trâu, bò 1 - 2 lần ngày để giảm nhiệt cho cơ thể và định kỳ vệ sinh thân thể, phòng chống các bệnh ngoài da bằng Dipterex, Virkon…
 
Nguồn: dairyvietnam.com

 Tags: vấn đề

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập767
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại748,390
  • Tổng lượt truy cập93,126,054
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây