Học tập đạo đức HCM

Thảo mộc và gia vị thay thế kháng sinh

Thứ hai - 29/10/2018 04:05
Hiện, hầu hết các nước châu Âu đã cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Vấn đề này đặt ra nhiều yêu cầu về giải pháp thay thế. Trong đó, các loại thảo mộc và gia vị được xem là lựa chọn bền vững bởi chúng cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe và sản xuất gia cầm.

Các loại thảo mộc và gia vị có chứa thành phần flavonoid như baicalin, baicalein, limonene, cinnamaldehyde, thymol, carvacrol hoặc eugenol. Đây là một trong số những chất khác có tác dụng kháng khuẩn. Chúng hoạt động như các tác nhân kháng khuẩn bằng cách thay đổi các đặc tính của màng tế bào, làm giảm độc lực của vi khuẩn.

Chống ký sinh trùng

Một số loại thảo mộc như tỏi, húng tây, hoa cúc và kinh giới, có đặc tính chống lại các loài ký sinh trùng, làm giảm bài tiết kén hợp tử (oocyst) từ các loài gia cầm bị nhiễm bệnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loại thảo mộc và gia vị khác nhau có thể được sử dụng như các tác nhân kháng khuẩn dùng để điều trị hoặc dự phòng. Một ví dụ khác, chất curcumin có trong nghệ thông qua hợp chất phenolic của nó có khả năng chống bệnh cầu trùng ở gia cầm dựa trên tác động chống ôxy hóa của nó trong hệ thống miễn dịch.

Các loài ngoại ký sinh trùng như rận và chấy trên chuột cũng có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng các chất chiết xuất từ thảo dược. Ví dụ, chiết xuất nước tỏi và dầu quế đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm mầm bệnh từ chuột gây ra ở gà (Jacob và Pescatore, 2011; Zenner và cộng sự, 2003).

Kháng virus

Các chất catechin có nhiều trong thảo mộc, là một loại phenol tự nhiên, có thể quản lý thông qua thức ăn hoặc nước uống, làm giảm sự nhân lên và bài tiết của virus H9N2 từ gà (Lee và cộng sự, 2012). Hoạt tính chống cúm của catechin chủ yếu là do sự tương tác trực tiếp với kháng nguyên HA của virus cúm và ức chế tổng hợp virus RNA. Thân và lá nhân sâm có chứa hợp chất saponin làm tăng đáng kể khả năng miễn dịch bệnh Newcastle.

 

Chống ôxy hóa

Việc sử dụng các loại thảo mộc có tác dụng làm giảm stress ở gà (Bharavi và cộng sự, 2010). Các loại thảo mộc như gừng, nghệ, kinh giới, bạc hà và hạt nhục đậu khấu đã được chứng minh là có đặc tính chống ôxy hóa vì chúng chứa các hợp chất như polyphenolics, alkaloids, lignans, flavonoid và terpenoid. Những hợp chất này trung hòa superoxide, hydrogen peroxide và nitric oxide bằng cơ chế khử đi các gốc tự do hoặc tăng sản xuất các enzyme như catalase, superoxide dismutase và glutathione peroxidase.

 

Kích thích hệ miễn dịch

Các loại thảo mộc, gia vị như cam thảo, tỏi và cây vuốt mèo giàu flavonoid, Vitamin C và carotenoids có lợi cho hệ thống miễn dịch của gia cầm. Chúng cải thiện hoạt động của các tế bào lympho, đại thực bào và các tế bào tiêu diệt tự nhiên; chúng làm tăng sự thực bào hoặc kích thích quá trình tổng hợp nhóm protein tự nhiên như interferon. Ngoài ra, một số loại thảo mộc đã được báo cáo là có tác dụng điều hòa miễn dịch như giải phóng histamine, điều chế cytokine và bài tiết globulin miễn dịch.

 

Tăng trưởng

Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, tỏi, quế, nghệ và gừng có tác dụng giúp gà thịt tăng trưởng tốt và giảm hệ số chuyển đổi thức ăn ở gà thịt. Các hợp chất hoạt tính trong tỏi như allicin, allyl metyl thiosulphonate có tác dụng giúp cho việc sử dụng và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Ngoài ra, một số loại thảo mộc thơm có khả năng kích thích tăng trưởng, kháng khuẩn và chống ôxy hóa, đóng góp vào hiệu suất sản xuất tốt hơn trên gà thịt.

Diệu Châu
(Theo Thepoultrysite)


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập72
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm69
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại199,496
  • Tổng lượt truy cập92,577,160
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây