Học tập đạo đức HCM

Thiệt hại vì... cẩn thận

Thứ ba - 08/08/2017 23:37
Cơ quan chức năng chỉ ra rằng, hiện các hộ chăn nuôi đang quá lạm dụng trong việc sử dụng kháng sinh khiến tồn dư chất kháng sinh trong các loại thịt cao, gây nguy hại cho người sử dụng, đồng thời khiến các thị trường đóng cửa với thịt xuất khẩu của Việt Nam. Không chỉ vậy, việc lạm dụng chất kháng sinh còn dẫn đến hậu quả làm cho một số loại vi rút, vi khuẩn kháng thuốc khiến nguy cơ bùng phát dịch bệnh tăng cao. Vậy là từ việc “cẩn thận” của người chăn nuôi đã dẫn đến thiệt đơn, hại kép.

Thiệt hại vì... cẩn thận

Cơ quan chức năng chỉ ra rằng, hiện các hộ chăn nuôi đang quá lạm dụng trong việc sử dụng kháng sinh khiến tồn dư chất kháng sinh trong các loại thịt cao, gây nguy hại cho người sử dụng, đồng thời khiến các thị trường đóng cửa với thịt xuất khẩu của Việt Nam. Không chỉ vậy, việc lạm dụng chất kháng sinh còn dẫn đến hậu quả làm cho một số loại vi rút, vi khuẩn kháng thuốc khiến nguy cơ bùng phát dịch bệnh tăng cao. Vậy là từ việc “cẩn thận” của người chăn nuôi đã dẫn đến thiệt đơn, hại kép.

Dư lượng kháng sinh còn lại trong các loại thịt gia súc, gia cầm có thể gây nguy hại cho người sử dụng. (Ảnh: Minh họa).

Số liệu của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) chỉ ra rằng, đa số các loại kháng sinh mà người chăn nuôi sử dụng cho gia súc, gia cầm là để phòng bệnh, song lại dùng quá nhiều một cách không cần thiết. Chính vì vậy mà dư lượng kháng sinh còn lại trong các loại thịt gia súc, gia cầm rất lớn, gây nguy hại cho người sử dụng. Đó là cảnh báo được đưa ra tại Hội nghị triển khai kế hoạch hành động quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, do Bộ NN&PTNT phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), Tổ chức Nông nghiệp và lương thực của LHQ (FAO) tổ chức mới đây tại Hà Nội.

Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, tình trạng cơ thể con người kháng kháng sinh không chỉ xảy ra khi sử dụng thuốc kháng sinh không đúng liều lượng, mà có thể xảy ra khi cơ thể hấp thụ liên tục dư lượng kháng sinh tồn đọng từ thực phẩm. Nói một cách dễ hiểu thì khi con người sử dụng liên tục thực phẩm còn lượng kháng sinh tồn dư lớn thì sẽ bị nhiễm bệnh bởi các loại vi rút, vi khuẩn biến thể vô phương cứu chữa.

Tỷ dụ như việc khi người tiêu dùng ăn quá nhiều thịt gà, thịt vịt, hay các loại gia cầm mà còn tồn dư lượng kháng sinh phòng chống các chủng cúm A lớn, thì nguy cơ bị các loại vi rút chủng cúm này ở dạng biến thể (kháng thuốc kháng sinh) xâm nhập dẫn đến mắc bệnh là điều khó tránh khỏi. Theo các chuyên gia y tế, điều nguy hiểm là khi các loại vi rút, vi khuẩn đã biến chủng, kháng thuốc kháng sinh thì sẽ không có thuốc đặc trị để khống chế, điều trị, dẫn đến việc bùng phát dịch bệnh không thể kiểm soát.

Đáng lo ngại là theo khảo sát mới đây của Cục Thú y, tỷ lệ lạm dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm là khá cao. Kiểm tra tại 208 trang trại chăn nuôi gia cầm ở Tiền Giang cho thấy lượng kháng sinh trên đầu gia cầm ở đây cao gấp 6 lần so với mức ghi nhận được ở một số nước châu Âu (trong đó 84% kháng sinh được sử dụng với mục đích phòng bệnh). Đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc thịt gia súc, gia cầm còn tồn dư lượng thuốc kháng sinh khi giết thịt là rất lớn.

Từ sự cẩn thận một cách thiếu hiểu biết của nhiều hộ chăn nuôi nên họ không chỉ trực tiếp cho gia súc, gia cầm sử dụng kháng sinh, mà còn sử dụng kháng sinh được trộn sẵn trong thức ăn chăn nuôi. Khảo sát của cơ quan chức năng cho thấy, trong mỗi chu kỳ chăn nuôi, 72% số trang trại đều sử dụng ít nhất một loại kháng sinh để phòng bệnh và trị bệnh hoặc kích thích tăng trưởng. Trong ngành chăn nuôi lợn, kháng sinh cũng bị lạm dụng khi ghi nhận có 286,6 mg hoạt chất kháng sinh/kg lợn hơi.

Trên thực tế là đã có nhiều loại vi rút, vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh và biến đổi thành chủng mới. Các nghiên cứu gần đây về vi khuẩn kháng thuốc trên động vật và sản phẩm động vật cũng đã được thực hiện trên 202 chủng Campylobacter spp phân lập từ 343 trang trại chăn nuôi heo và gia cầm ở ĐBSCL, ghi nhận tỷ lệ kháng thuốc: 100% kháng Erythromycin, 99% kháng Sulfamethoxazole – Trimethoprim, 92% kháng Nalidixic acid và Ofloxacin... Kết quả nghiên cứu kháng kháng sinh trên thực phẩm thủy sản cũng cho thấy có 18% chủng Escherichiacoli phân lập được từ 60 mẫu tôm từ một chợ ở TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) có enzyme ESBL, 55% chủng này kháng với nhiều loại thuốc.

Đối với thị trường trong nước, vì các quy định trong lĩnh vực này còn lỏng lẻo nên người tiêu dùng dù biết nguy cơ hại đến sức khỏe cũng buộc phải sử dụng. Song, các thị trường xuất khẩu thì không như vậy. Tại các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản... có cả một “hàng rào kỹ thuật” để đảm bảo các loại thực phẩm nhập vào nước họ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Đó chính là lý do vì sao các loại thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản xuất khẩu của Việt Nam hay bị trả lại, thậm chí có những quốc gia và vùng lãnh thổ còn cực đoan khi đề ra những quy định nghiêm ngặt riêng đối với thực phẩm nhập khẩu từ Việt Nam. Chính từ sự thiếu hiểu biết của các hộ chăn nuôi cá thể, sự  luộm thuộm của các trang trại, xí nghiệp, công ty lớn mà cơ hội xuất khẩu thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản của Việt Nam vào các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... dần ít đi, ảnh hưởng không nhỏ tới kim ngạch xuất khẩu.

Trước nguy cơ biến đổi của các chủng vi rút, vi khuẩn do kháng thuốc kháng sinh, gây nguy hại cho sức khỏe con người, nguy cơ các loại thực phẩm của Việt Nam sẽ bị làm khó tại các thị trường lớn trên thế giới, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền, thuyết phục người chăn nuôi phải có hiểu biết, phải tôn trọng người tiêu dùng trong việc sử dụng kháng sinh, thì cần có những quy định, chế tài nghiêm khắc để răn đe đối với những người cố tình vi phạm. Có vậy mới hy vọng hạn chế tối đa, tiến tới đẩy lùi nạn lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, tránh nguy cơ bùng phát dịch bệnh, gây dựng lại uy tín đối với các thị trường xuất khẩu lớn trên thế giới.

Việt Nam cam kết sẽ cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi từ năm 2020, cấm trộn kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi ngay từ năm 2018. Hy vọng với quyết tâm này thì thực phẩm sẽ “sạch” hơn, lọt qua được hàng rào kiểm duyệt gắt gao của các thị trường khó tính trên thế giới, nâng kim ngạch xuất khẩu lên cao hơn nữa.  

 Lê Anh Đức/daidoanket.vn


 Tags: kháng sinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập750
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại769,928
  • Tổng lượt truy cập93,147,592
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây