Học tập đạo đức HCM

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển bền vững cây bưởi Phúc Trạch

Thứ hai - 07/11/2016 22:07

Bưởi Phúc Trạch là cây ăn quả đặc sản bản địa, là cây trồng góp phần xóa đói, giảm nghè o tiến tới làm giàu cho nhiều nông hộ và cũng là cây trồng có lịch sử lâu đời (148 năm) cùng với sự ra đời của huyện mới Hương Khê (năm 1967). Hiện nay bưởi Phúc Trạch được xếp vào 1 trong 5 giống bưởi ngon nhất Việt Nam.
Với vai trò và tầm quan trọng đó bưởi Phúc Trạch được đầu tư và phát triển rất mạnh vào những năm đầu thập kỷ 90. Thế nhưng trong sản xuất lại vấp phải nhiều thăng trầm đó là: Từ năm 1999 bắt đầu có dấu hiệu mất mùa từ 17,3 tấn/ha (năm 1998) xuống còn 6,01 tấn/ha (năm 2000) và 2,77 tấn/ha (năm 2003). Trước tình thế đó đã có nhiều đơn vị, cá nhân khoa học chuyên ngành từ trung ương đến địa phương tập trung nghiên cứu và bước đầu đã xác định được một số nguyên nhân chính làm bưởi mất mùa và giải pháp khắc phục.

Để đưa những tiến bộ kỹ thuật mới, những kết quả đã nghiên cứu vào sản xuất bưởi Phúc Trạch là không dễ bởi vì bưởi mất mùa đã quá nhiều năm, người dân chán nản nên không đầu tư hoặc đầu tư thấp, lại do sâu bệnh hại mạnh nên cây trồng sinh trưởng kém, khả năng chống chịu thấp, đặc biệt vào năm 2009 năng suất bình quân chỉ đạt 0,3 tấn/ha.

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển bền vững cây bưởi Phúc Trạch

Muốn bưởi Phúc Trạch có năng suất ổn định phải có giải pháp kỹ thuật đồng bộ, được tiến hành từ khâu cải tạo, nâng cao chất lượng đất trồng vườn bưởi, khắc phục tình trạng ra hoa đậu quả không ổn định để chuyển giao từ từ cho nông dân. Xuất phát từ thực tế đó cùng với nhiệm vụ mà ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giao Trung tâm khuyến nông Hà Tĩnh đã tiến hành nghiên cứu, lựa chọn, chuyển giao kỹ thuật khôi phục, thâm canh vười bưởi Phúc Trạch trong tình trạng suy thoái và khắc phục tình trạng suy giảm năng suất. Từ việc nghiên cứu, lựa chọn các giải pháp kỹ thuật đồng bộ vào năm 2010 – 2012 đến xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất vào năm 2012 – 2013 với nhiều hình thức như xây dựng mô hình trình diễn tại nhiều vùng, nhiều loại đất, nhiều tuổi cây, chuyển giao kỹ thuật trực tiếp cho nông hộ trồng bưởi, kết hợp khuyến cáo nhân rộng mô hình thông qua hệ thống truyền thanh truyền hình, tham quan học hỏi và trao đổi kinh nghiệm của các hộ điển hình. Kết quả đã lựa chọn được giải pháp kỹ thuật đồng bộ phù hợp, có hiệu quả để khôi phục, thâm canh vườn bưởi Phúc Trạch trong tình trạng suy thoái và khắc phục tình trạng suy giảm năng suất và giải pháp chuyển giao.
Năm 2013 – 2015, Trung tâm khuyến nông tiếp tục chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân với các nội dung như: Kỹ thuật cải tạo, quy hoạch lại vườn bưởi Phúc Trạch, phương pháp xử lý, nâng cao dinh dưỡng đất trồng, chất lượng cây trồng, các biện pháp thâm canh vườn bưởi thời kỳ kinh doanh, biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, các giải pháp tăng cường quá trình ra hoa đậu quả như: Sử dụng các chế phẩm KTST, kích thích ra hoa đậu quả phun lên lá, hoa, quả non và thụ phấn bổ sung và một số giải pháp kỹ thuật góp phần nâng cao chất lượng quả như:  Điều tiết các giai đoạn bón phân, tưới nước. Với phương pháp cầm tay chỉ việc, chuyển giao kỹ thuật trực tiếp thông qua mẫu vật, vườn cây tại từng thôn xóm theo quy mô 30 – 50 nông hộ  vào những giai đoạn sinh trưởng quan trọng của cây trồng, kết hợp chuyển giao qua hệ thống truyền thanh xã, thôn xóm vào sáng sớm và chiều tối. Chuyển giao kỹ thuật thông qua việc xây dựng mô hình trình diễn để khuyến cáo, nhân rộng, thông qua đào tạo nghề cho lao động nông thôn và một số hình thức khác như chuyển giao tại vườn, qua điện thoại, hình ảnh, mẫu vật và tổ chức tham quan trao đổi kinh nghiệm.

Kết quả sau thời gian triển khai từ năm 2010 đến nay, đặc biệt là năm 2014 – 2015 mổi năm tổ chức chuyển giao 6 đợt kết hợp chỉ đạo sản xuất tại từng tổ nhóm sản xuất cho khoảng 3.600 nông hộ và các nông hộ này đã tiếp nhận kỹ thuật khá đầy đủ. Đào tạo nghề 3 lớp cho 105 học viên, chuyển giao kỹ thuật cho hơn 200 hộ sản xuất giỏi, chưa kể chuyển giao tại vườn, qua điện thoại,… Đã dần dần khôi phục được vườn bưởi, trong đó có gần ½ diện tích được phục hồi với 330 ha, cây trồng sinh trưởng khỏe, sâu bệnh gây hại ít.

So với năm 2011 năng suất bình quân đạt 5,6 tấn/ha thì năm 2014 năng suất đạt 12,5 tấn/ha (Tăng 6,9 tấn/ha), với diện tích 600ha thì lãi khoảng 200 tỷ đồng. Năm 2015 năng suất 14,5 tấn/ha và nếu so sánh với năm 2011 thì lãi khoảng 270 tỷ đồng. Và một kết quả quan trọng đó là nông dân đã có ý thức đầu tư vào sản xuất và đây sẽ là tiền đề cho quá trình phát triển sản xuất cây bưởi Phúc Trạch theo hướng hàng hóa bền vững.

Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được nhằm phát triển bền vững cây bưởi Phúc Trạch, năm 2016 Trung tâm khuyến nông tiếp tục chuyển giao các kết quả nghiên cứu xuống tận tất cả các hộ dân trồng bưởi. Từ đầu tháng 3 Trung tâm đã huy động  đội ngũ cán bộ kỹ thuật xuống tận từng hộ dân của tất cả các xã thuộc huyện Hương Khê để hướng dẫn nông dân cải tạo vườn, thụ phấn bổ sung, sử dụng một số chất kích thích sinh trưởng để tăng quá trình ra hoa đậu quả và phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại để chống rụng quả non. Thời gian tới Trung tâm khuyến nông sẽ tiếp tục đồng hành cùng bà con nông dân để nâng cao chất lượng, mẫu mã quả bưởi bằng cách ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật như bao quả, phòng trừ các đối tượng sâu bệnh gây hại trên quả,…
Với cách làm bài bản, sáng tạo, dàn trải rộng, sau hơn 5 năm triển khai thực hiện đã mang lại kết quả khá cao trên quy mô lớn, diện tích bưởi Phúc Trạch ngày càng tăng, năng suất, chất lượng được nâng lên rõ rệt và đặc biệt đã đem đến một nguồn thu nhập cao cho các hộ nông dân, góp phần đưa các xã thuộc huyện Hương Khê sớm về đích nông thôn mới.

Đặng Thị Thuận/khuyennonghatinh.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập579
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại848,829
  • Tổng lượt truy cập92,022,558
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây