Học tập đạo đức HCM

Xử lý cho bưởi ra hoa sớm

Thứ hai - 27/06/2016 03:54
Trong bài này chúng tôi giới thiệu kết quả nghiên cứu và thực nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ (Viện Nghiên cứu cây căn quả miền Nam) để làm cho bưởi đường lá cam được ra hoa sớm, nhằm bán được giá, thu lợi nhuận cao cho người trồng

Trước hết, chỉ nói về thị trường trong nước thì các loại bưởi có chất lượng ngon đang có nhu cầu ngày càng tăng và thị trường nước ngoài cũng vậy. Bưởi đường lá cam là giống có tiêu chuẩn chất lượng được nhiều loại khách hàng ưa chuộng, đang trồng khá phổ biến ở các tỉnh miền Đông Nam bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo số liệu thống kê thì khu vực này có khoảng 3.553ha bưởi, trong đó bưởi đường lá cam chiếm diện tích lớn. Bưởi đường lá cam đã thích nghi trên vùng đất Đông Nam bộ từ lâu, nhược điểm chính là số hạt nhiều, làm ảnh hưởng đến chất lượng. Nhưng số liệu mà tác giả thí nghiệm là trên giống bưởi đường lá cam LĐ4. Đây là kết quả chọn lọc từ đột biến phóng xạ của giống bưởi đường lá cam BC12 mà có.

Ưu điểm nổi bật của giống LĐ4 là số hạt trong quả trung bình từ 50 - 110 hạt, sau xử lý phóng xạ giảm xuống chỉ còn dưới 5 hạt/quả, chất lượng vẫn ngon, nên càng được thị trường ưa chuộng hơn. Để chuẩn bị xử lý ra hoa, cây bưởi cần được chăm sóc tỉa cành, tạo tán hợp lý, bón phân Đầu Trâu cân đối để cây có đủ sức, lá trên chồi non đã chuyển sang màu xanh bánh tẻ ( không phải màu xanh tím).

Thí nghiệm xử lý ra hoa bao gồm các công thức sau:

- Công thức đối chứng để cây ra hoa tự nhiên, không tác động gì.

- Tạo cho cây khô hạn 30 ngày, sau đó tưới nước, 2 ngày tưới 1 lần.

- Tạo khô hạn 30 ngày, kết hợp phun MKP 0,5% (loại phân có chứa K và P, cân 5 gram hóa chất hòa vào 1 lít nước, lắc đều cho tan rồi phun), sau đó cũng tưới nước 2 ngày 1 lần.

- Tạo khô hạn 30 ngày, kết hợp phun hóa chất Paclobutrazol (1000ppm, pha 1 gam hóa chất trong 1lít nước,lắc đều rồi phun), sau đó cũng tưới nước 2 ngày tưới 1 lần

- Tạo khô hạn 30 ngày, sau đó tưới nước 2 ngày 1 lần, kết hợp phun KN03 (0,2%, pha 2 gram trong 1 lít nước, lắc đều cho tan rồi phun).

- Tạo khô hạn 30 ngày kết hợp phun MKP 0,5%, sau đó tưới nước 2 ngày 1 lần, kết hợp phun KN03 0,2%.

- Tạo khô hạn 30 ngày kết hợp phun Paclobutrazol 1000ppm, sau đó tưới nước 2 ngày 1 lần, kết hợp phun KN03 0,2%.

Cần chú ý rằng, với cây bưởi từ lúc ra hoa đến khi bưởi chín thường kéo dài 7 -8 tháng. Vì vậy, cần xác định thời gian có bưởi thương phẩm để chọn thời gian xử lý ra hoa cho thích hợp. Tuy nhiên tạo khô hạn trong mùa mưa là công việc khó khăn. Nếu chỉ dùng biện pháp phủ ni lông để tránh nước mưa cũng rất khó thực hiện cho triệt để, phải chú ý quấn ni lông quanh gốc cây mới hạn chế được nước mưa thấm xuống đất.

Trong tài liệu này chúng tôi xử lý khô hạn vào 15/5, đến 15/6 thì tưới nước và xử lý ra hoa. Thời gian này nằm đầu mùa mưa (ở các tỉnh miền Nam), nên lượng mưa chưa nhiều. Nhưng nếu xử lý vào giữa mùa mưa thì cần thực hiện thận trọng hơn.

Kết quả theo dõi, đo đếm, tính toán cho thấy: Ở công thức đối chứng không xử lý, thì từ khi bắt đầu xứ lý khô hạn đến ngày ra hoa trung bình 64 ngày, trong lúc bình quân 6 công thức có xử lý ra hoa thì chỉ có 36 - 39 ngày, bình quân là 38 ngày, có xử lý ra hoa, cây ra hoa sớm hơn 26 ngày (gần 1 tháng). Tỷ lệ chồi ra hoa ở các công thức có xử lý cao hơn đối chứng, nhưng công thức 7 (tạo khô hạn + phun Paclobutrazol rồi tưới và phun KN03) cho số chồi ra hoa cao nhất, cao hơn đối chứng là 23 chồi hay 105%, công thức 4 đứng thứ 2: 38 chồi, cao hơn đối chứng 16 chồi hay 76%.

Khi thu hoạch số quả trên cây ở các công thức có xử lý đều cao hơn đối chứng,nhưng công thức 7 vẫn có số quả cao nhất, hơn đối chứng 13 quả hay 31%. Các công thức số 4 và số 6 cũng có số quả cao hơn đối chứng đáng tin. Từ đó năng suất quả trên cây cũng có chiều hướng tương tự. Các công thức xử lý ra hoa không ảnh hưởng đến chất lượng của quả. Từ đó kết luận rằng các công thức xử lý ra hoa kết hợp xử lý khô hạn với phun hóa chất MKP, KN03, Paclobutrazol đều mang lại hiệu quả rõ cả về năng suất và thời gian ra hoa sớm. Trong đó công thức xử ly khô hạn 30 ngày kết hợp phun paclobutrazol sau đó tưới nước rồi kết hợp phun KN03 cho hiệu quả cao nhất.

Theo nongnghiep.vn

 Tags: nghiên cứu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập885
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại753,515
  • Tổng lượt truy cập93,131,179
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây