Học tập đạo đức HCM

Làm thế nào để tăng năng suất lúa?

Thứ tư - 12/08/2020 23:22
“Giá mà chú biết đến Đạm Cà Mau sớm hơn” – Chú Tắc rạng rỡ cười, chụp ảnh với ruộng lúa hè thu vàng óng và mượt mà, đang xào xạc reo ca trong gió...

“Vụ này chú được 7 tấn/ha, lời cũng nhiều lắm con ơi!” – Đó là lời chia sẻ mừng rỡ của chú Nguyễn Văn Tắc (Khóm Bình Đức 2, phường Bình Đức, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang) khi được hỏi về kết quả vụ hè thu vừa rồi.

Được biết, chú Tắc là nông dân giỏi, đang tham gia nghiên cứu dự án giống lúa UT25 – trình Chính phủ tham gia cuộc thi “Gạo ngon thế giới”. Vừa trực tiếp nếm vị dẻo thơm, ngọt bùi của gạo lúa mới, vừa nghe chú kể về cuộc hành trình tìm bí kíp tăng năng suất cho lúa, chúng tôi hiểu rằng: “thành công đến từ niềm tin và sự nỗ lực vượt bậc!”

Bác nông chăm chỉ mãi chưa tìm được hướng đi mới…

Nếu quay về thời điểm nhiều năm trước, thì có lẽ năng suất 7 tấn/ha là một ước mơ xa vời với chú Tắc, vì đợt ấy, kỹ thuật bón phân và lựa chọn phân bón còn rất sơ khai, tỉ lệ thất thoát nhiều, nên lúa bón phân xong chỉ giữ được độ 1 tuần, chi phí tốn kém, lại chẳng hiệu quả là bao.

Giống như rất nhiều bác nông khác, chú Tắc chăm chỉ hết ngày này qua ngày khác mày mò tìm giải pháp hiệu quả cho lúa. Chú kể, ngay cả trong mơ cũng hi vọng ruộng nhà mình đổi mới, năng suất tăng thêm, chứ cứ như vậy mãi cũng rầu lắm.

“Đợt ấy, cũng có nhiều người nói với chú về phân bón Đạm Cà Mau, nhưng chú thật sự vẫn chưa hiểu rõ được sự khác biệt giữa phân bón thường và Đạm Xanh Cà Mau (N46.PLUS) nên vẫn chần chừ chưa sử dụng. Vì mình cũng đâu biết thế nào đâu mà xài.” – Chú cười nhớ lại quãng thời gian lúc trước.

… Đến với Đạm Cà Mau như một mối duyên lành

Trong một lần coi vô tuyến, chú vô tình nghe được chương trình giới thiệu về Đạm Xanh Cà Mau (N46.PLUS), chú lật đật tìm tới kỹ sư Đạm Cà Mau tại địa phương để nghe tư vấn và quyết định sử dụng ngay trong vụ hè thu vừa rồi.

Thật bất ngờ, vụ này chú không những tăng gấp rưỡi năng suất, mà còn tiết kiệm được tất cả chi phí thuốc bảo vệ thực vật, vì theo chú, nhờ bón phân Đạm Cà Mau nên cây lúa phát triển rất khỏe, cho bông chắc, mẩy, năng suất tăng cao, chống chọi sâu bệnh tốt, không cần phải phun thuốc bảo vệ nhiều như những mùa trước.

Ruộng lúa của chú Nguyễn Văn Tắc Khóm Bình Đức 2, phường Bình Đức, TP. Long Xuyên, An Giang. Ảnh: Lan Anh.

Ruộng lúa của chú Nguyễn Văn Tắc Khóm Bình Đức 2, phường Bình Đức, TP. Long Xuyên, An Giang. Ảnh: Lan Anh.

“Giá mà chú biết đến Đạm Cà Mau sớm hơn” – Chú Tắc rạng rỡ cười, chụp ảnh kỷ niệm với ruộng lúa hè thu vàng óng và mượt mà, đang xào xạc reo ca trong gió.

Khi được hỏi về kinh nghiệm trong quá trình đi tìm giải pháp tăng cao năng suất cho lúa, chú hồ hởi nói: “Quan trọng là phải hiểu, tin tưởng lựa chọn đúng sản phẩm phân bón tốt. Vì phân bón tốt sẽ quyết định tới sức bền của cây lúa, sức chịu sâu bệnh và khả năng trổ đòng, kết hạt”.

Quả đúng như vậy, vụ mùa năm nay chú đạt 7 tấn/ha, tổng thửa ruộng 4ha chú thu hoạch gần 30 tấn lúa, trừ hết đi chi phí, lợi nhuận và năng suất vụ này cao hơn hẳn vụ trước, mà tiết kiệm được rất nhiều phân bón, thuốc BVTV, công cán chăm, tưới.
 

Khác với rất nhiều người khác, chú Tắc rất niềm nở chia sẻ công thức bón phân của mình cho bà con xa gần cùng học tập.

Theo chú, một sản phẩm tốt như Đạm Cà Mau cần được nhân rộng và lan tỏa khắp cộng đồng để những người làm nông như chú được tiếp cận sớm hơn, giúp cây lúa năng suất hơn. Cụ thể, với giống lúa 90 – 95 ngày/vụ, chú sử dụng 3 loại phân bón gồm: Đạm Xanh Cà Mau (N46.PLUS), DAP Cà Mau và NPK Cà Mau 16 – 16 – 8. Tổng khối lượng phân bón cho 1ha lúa sau sạ là 400kg/ha/vụ, chia làm 4 đợt bón.

Đợt 1 bón 110kg khoảng 8 – 10 ngày sau sạ, tỉ lệ Đạm Xanh Cà Mau (N46.PLUS), DAP Cà Mau và NPK Cà Mau 16 – 16 – 8 lần lượt là 3:3:5.

Đợt 2 bón 130kg khoảng 20 – 22 ngày sau sạ, tỉ lệ Đạm Xanh Cà Mau (N46.PLUS), DAP Cà Mau và NPK Cà Mau 16 – 16 – 8 lần lượt là 3:5:5.

Đợt 3 bón 130kg khoảng 40 – 42 ngày sau sạ, tỉ lệ Đạm Xanh Cà Mau (N46.PLUS), DAP Cà Mau và NPK Cà Mau 16 – 16 – 8 lần lượt là 4:4:5.

Đợt cuối là 70 – 72 ngày sau sạ, lúc này lúa đã cong trái me, chuẩn bị bước vào giai đoạn thu hoạch cuối vụ, nên chỉ bón thêm Kali (30kg) nếu cần thiết, tùy từng trường hợp có thể điều chỉnh lượng phân bón đợt cuối này sao cho hợp lý.

Khi được hỏi tại sao lại tin tưởng và chỉ sử dụng duy nhất sản phẩm Đạm Cà Mau, chú Tắc phân tích: “Tôi tìm hiểu rất kỹ rồi mới quyết định dùng, tôi rất thích bộ sản phẩm Đạm Cà Mau vì phân tan tốt, ít thất thoát, cây trồng nhìn thấy được hiệu quả vào cuối vụ. Đặc biệt là Đạm Xanh Cà Mau, tan từ từ, phù hợp với tốc độ hấp thu chất dinh dưỡng của lúa, nên bón 1 lần mà cây sử dụng được thời gian dài hơn so với các loại phân bón trước đây tôi sử dụng”.

Ruộng lúa trĩu bông

Chú Tắc kể, có lẽ kỷ niệm đẹp và khó quên nhất với chú là hình ảnh hai cán bộ kỹ thuật Đạm Cà Mau tới cắm biển “Mô hình trình diễn phân bón Đạm Cà Mau” trên ruộng lúa của chú.

Chú nói, lúc đó cảm giác lâng lâng khó tả, như là một sự khẳng định về thành công đạt được, sau bao nhiêu năm nỗ lực không ngừng.

Đối với chú Tắc, Đạm Cà Mau không chỉ là giải pháp cho ruộng lúa trĩu bông, mà còn là người bạn mến thương, thân tình, sẵn sàng cùng chú tìm ra giải pháp dinh dưỡng toàn diện, tiết kiệm cho lúa, giúp chú gặt hái thành quả ngày một nhiều hơn, chạm tới thật nhiều những ước mơ mà hồi xưa chú chưa bao giờ dám nghĩ tới.

Nhìn những “hạt ngọc mùa vàng” óng ánh trên ruộng lúa của chú Tắc, được trực tiếp nghe chia sẻ về những bí kíp thực tế từ người nông dân chất phác, giàu tinh thần học hỏi này, chúng tôi thật sự khâm phục chú, và mừng rỡ thay vì chú đã tìm ra đáp án tuyệt vời để giải bài toán gia tăng năng suất lúa với Đạm Cà Mau.

Hy vọng, nụ cười sẽ luôn nở trên môi bác nông dân hiền lành này, và ruộng vườn của bác sẽ óng ả thêm thật nhiều mùa vàng giá trị, nhân ngàn niềm vui tới khắp mọi nẻo đường quê hương, đất nước.
https://nongnghiep.vn/lam-the-nao-de-tang-nang-suat-lua-d270924.html

Theo Ngọc Duyên/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập165
  • Hôm nay74,928
  • Tháng hiện tại905,655
  • Tổng lượt truy cập92,079,384
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây