Học tập đạo đức HCM

Mát ngọt Khe Mây

Thứ ba - 18/12/2012 19:26
Trận mưa dai dẳng của đợt gió mùa đầu đông khiến con đường độc đạo vào Khe Mây trở nên lầy lội và trơn như đổ mỡ. Tuy nhiên, sự khắc nghiệt của thời tiết cùng với lời cảnh báo của các chị cán bộ ở Hội LHPN Hương Khê về độ khó của chuyến ngược ngàn cũng không thể nào ngăn nổi bước chân hăm hở của chúng tôi trong lần về lại Khe Mây. Gần 1 giờ đồng hồ vật lộn với tuyến đường 5km ngoằn nghoèo, gập ghềnh dốc và khe suối, Khe Mây đã hiện rõ trong tầm mắt với bạt ngàn sắc vàng của trái chín chen lẫn trong màu xanh thẫm của lá cây.

 

Mát ngọt Khe Mây
Cam Khe Mây

Vài thập niên trở về trước, chốn rừng thiêng nước độc này vốn là địa phận của những kẻ khai thác vàng trái phép. Mảnh đất hoang vu càng trở nên bí hiểm hơn bởi những câu chuyện truyền miệng không kém phần ly kỳ và rùng rợn về những trận sát phạt nhau giữa các “thủ lĩnh” và những “kẻ nhập cư trái phép” vào vùng đất cấm. Thời gian trôi đi, sa khoáng cũng theo dòng những con suối nhỏ không biết chảy về đâu, chỉ để lại một vùng đồi núi nham nhở, hoang vu lạnh lẽo. Vùng đất ấy sẽ mãi ngủ yên nếu không có một ngày, Đảng và Nhà nước có chủ trương về việc thành lập khu kinh tế mới. Hơn 80 hộ dân trong vùng đã xung phong đi đầu khai hoang phục hóa. Tuy nhiên những cánh rừng đã không thể nuôi nổi ước mơ đổi đời của bà con, nên sau một thời gian làm ăn không có hiệu quả, 50 hộ dân đã rời bỏ vùng kinh tế mới. Hơn 30 hộ còn lại vẫn kiên trì bám trụ với núi rừng nhưng cũng đã bắt đầu đổi mới tư duy chuyển hướng trồng cam.

Sự giúp đỡ ban đầu của Viện khoa học tự nhiên Việt Nam với 10 gốc cam/hộ, kết hợp với kinh nghiệm thực tế của bà con sau những tháng ngày mày mò nghiên cứu chiết ghép mầm từ gốc cây bưởi chua đã mang đến thành công ngoài mong đợi. Giọt mồ hôi cần lao cùng với niềm hy vọng của người dân gửi gắm trong mỗi nhát cuốc, trong mỗi mầm xanh đã làm hồi sinh vùng đất hoang vu cằn cỗi. Và bất chấp khí hậu thiên nhiên khắc nghiệt, màu xanh sinh sôi của sự sống vẫn rạo rực vươn lên bao phủ dần những vùng đất trống, đồi núi trọc. Chất đất, khí hậu và tình người dường như cũng đã trở thành những yếu tố kết tinh nên hương vị thơm ngọt, đậm đà khác biệt của cam Khe Mây.

Năm 1997 đã có những hộ trồng cam qui mô lớn và cho thu nhập 10 - 20 triệu/ năm như chị Phương, chị Liệu (xóm 2), chị Dần, chị Thảo, chị Hương (xóm 1)…Và theo bước chân của những người dân trên khắp các chợ quê, thương hiệu cam Khe mây cũng dần được biết đến rộng rãi. Nguồn thu nhập lớn sau mỗi mùa trái chín đã tiếp thêm sức mạnh cho bà con chân cứng đá mềm trong việc khai khẩn thêm những diện tích hoang hóa. Dưới bàn tay vun trồng, chăm bón của con người, với sự giúp đỡ tạo điều kiện của hội phụ nữ trong việc tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi cùng các hoạt động tương hỗ của câu lạc bộ nữ trang trại đã góp phần mở rộng diện tích cam Khe Mây lên 200 ha.

Mát ngọt Khe Mây
Chị Đinh Thị Hương kiểm tra chất lượng cam chuẩn bị xuất vườn

Chị Đinh Thị Hương ở xóm 2 – cho biết: “ Chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ của hội phụ nữ các cấp đã thay đổi cuộc đời của chúng tôi, từ những nông dân nghèo đói quanh năm đến nay đã trở thành những triệu phú làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Cũng nhờ cây cam mà gia đình tôi đã có điều kiện tạo dựng cho con cái một tương lai tươi sáng”.

Cuộc sống đã bước sang trang mới, thay cho những tháng ngày chạy ăn từng bữa, thay cho cảnh trèo đèo lội suối vào rừng hái củi hái mây như trước, giờ đây những người phụ nữ nơi miền sơn cước này đã trở thành những bà chủ năng động, tất bật với các công việc chuyển giao hàng, kiểm định chất lượng cam khi xuất vườn hay cùng nhau đúc rút kinh nghiệm chăm bón, chiết ghép để có thêm giống mới. Và nguồn thu mỗi năm 300- 400 triệu đồng đã trở thành điều không còn mới lạ đối với các hộ trồng cam ở Khe Mây.

Nhìn theo những chuyến xe thồ trĩu nặng cam vàng nối tiếp nhau từ trong lòng núi ra chợ đầu mối, chị Nguyễn Thị Phương – Chủ tịch Hội LHPN xã Hương Đô chia sẻ: “ Dường như năm nay thiên nhiên ưu đãi những người trồng cam nên lượng mưa ít, thời tiết ấm áp và hầu như không có sương muối nên cam được mùa và cũng rất được giá. So với trước, năm nay giá cam trên thị trường tăng khoảng 30%, cụ thể, mỗi kg cam chanh, cam đường, quýt bán tại gốc có giá từ 45- 50 ngàn đồng và đến thời điểm hiện tại nhiều hộ đã có nguồn thu rất lớn”.

Thời gian nhích dần về những ngày cuối năm, đất trời như ủ dột trong những đợt mưa dầm dề kéo dài nhưng vượt lên sự khắc nghiệt của thời tiết, những vườn cam chanh vào cuối vụ dường như đã gom đủ nắng hè để trong những ngày mây xám này lại dậy lên sắc vàng quyến rũ. Và hương thơm ngọt ngào từ những giọt vàng sóng sánh như mật ong rừng chính là điểm khác biệt của hương vị cam nơi đây. Cũng vì thế mà con đường dẫn vào Khe Mây dẫu còn ghập ghềnh và lầy lội nhưng không thể cản trở những bước chân miệt mài của thương lái đi tìm kiếm nguồn hàng.

Khi những trái cam chanh cuối vụ vừa lìa cành, những người phụ nữ - bà chủ trang trại ở Khe Mây lại tiếp tục bước vào một thời khắc mới. Thời khắc đón chờ thu hoạch cam bù phục vụ người tiêu dùng trong dịp tết. Hầu hết người trồng cam ở Khe Mây đều nhận định, năm nay nhờ thời tiết thuận lời nên cam bù cũng rất sai quả và hứa hẹn sẽ chín đúng vào dịp tết. Do có sự liên kết, tương hỗ trong sản xuất nên ở vùng đất này hầu hết mỗi trang trại đều có từ 200 - 400 gốc cam bù. Theo mặt bằng chung thì năm nay chắc chắn cam bù cũng sẽ được giá từ 70-80 ngàn đồng/kg.

Cùng với niềm vui từ những vườn cam trái mọng, phụ nữ Hương Đô còn biết phát huy thế mạnh của vùng đồi phát triển mô hình chăn nuôi và trồng rừng cho thu nhập cao. Chị Đinh Thị Hương ở xóm 1 cho biết: “ Ngoài vườn cam rộng hơn 2 ha cùng với đàn gia súc, gia cầm, gia đình tôi còn có 300 gốc gió trầm ước tính mỗi gốc 10 triệu đồng. Không riêng gì gia đình tôi mà giờ đây mô hình phát triển kinh tế vườn rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao đã không còn là điều mới lạ đối với hàng chục trang trại ở Khe Mây”.

Mải miết với những vườn cam bạt ngàn lúc lỉu vàng xanh, thoáng chốc bóng chiều đã đổ xuống trên những sườn núi. Chúng tôi rời Khe Mây khi ánh điện đã bắt đầu lé sáng trong những trang trại, hắt ánh vàng lấp loáng trên những tán lá còn ướt đẫm nước mưa. Vẳng trong không gian mênh mông, trong xào xạc của cây trái là bóng dáng các mẹ, các chị đang cần mẫn lựa chọn trái cây xếp vào những thùng những giỏ, để ngày mai hương vị của núi rừng Khe Mây sẽ theo những chuyến xe đến với người dân khắp mọi miền quê hương. Để một Khe Mây heo hút, vời xa luôn gần gũi trong lòng người./.

Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập158
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm156
  • Hôm nay25,549
  • Tháng hiện tại800,827
  • Tổng lượt truy cập91,974,556
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây