Học tập đạo đức HCM

Tìm giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác phân loại rác tại nguồn trên địa bàn thành phố

Thứ năm - 18/03/2021 04:13
Thưc hiện Nghị quyết số 132 của HĐND tỉnh về thực hiện “Đề án Quản lý chất thải rắn trên địa bàn Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo”, TP Hà Tĩnh là 1 trong 2 địa phương được chọn thí điểm phân loại rác tại nguồn. Qua 2 năm triển khai, công tác phân loại rác tại nguồn ở thành phố Hà Tĩnh đã thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, việc thí điểm phân loại rác tại nguồn ở thành phố vẫn bộc lộ nhiều bất cập đòi hỏi cấp ủy chính quyền cần có những giải pháp cấp bách nhằm triển khai một cách đồng bộ và hiệu quả trên toàn thành phố.
Tìm giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác phân loại rác tại nguồn trên địa bàn thành phố

Phân loại rác tại nguồn là việc làm có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý chất, giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, các yếu tố độc hại, nguy hiểm, góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lý rác thải. Xác định được điều đó, năm 2019, thành phố đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai đề án phân loại rác tại nguồn. Bước đầu, đề án phân loại rác tại nguồn đã được triển khai  thí điểm tại 4 phường gồm Bắc Hà, Nam Hà, Tân Giang, Trần Phú

Ngay sau khi đề án phân loại rác tại nguồn được triển khai, ban chỉ đạo  các phường xã đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể mà nòng cốt là hội phụ nữ đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền như: Lắp đặt pa nô, áp phíc chủ đề vệ sinh môi trường ; tuyên truyền về đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời tập huấn cho liên đoàn cán bộ, tiểu ban mặt trận các xóm phố và nhân dân về các nội dung về phân loại rác thải, làm phân vi sính từ rác thải hữu cơ…qua đó nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân về ý thức bảo vệ vệ sinh môi trường và hình thành nếp sống thân thiện với môi trường. 

Từ 2 năm nay, khu vực để rác sinh hoạt của gia đình  bà Nguyễn Thị Thanh  ở tổ dân phố 5 phường Nam Hà  lúc nào cũng có sẵn 2 thùng rác riêng biệt. Một thùng là dùng để chứa rác dễ phân hủy, thùng còn lại để chứa rác khó phân hủy. Việc phân loại rác theo từng loại đã trở thành thói quen của mọi thành viên trong gia đình bà.

Là 1 trong 4 phường được chọn thí điểm thực hiện phân loại rác tại nguồn ở thành phố Hà Tĩnh, phường Nam Hà bắt tay vào thực hiện  trong điều kiện nhiều khó khăn do địa bàn có số lượng cơ sở kinh doanh, cho thuê trọ lớn, số hộ đến cư trú này liên tục thay đổi nên việc hướng dẫn, tuyên truyền về phân loại rác tại nguồn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, với sự quyết liệt của cấp ủy chính quyền, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể và nhân dân nên công tác phân loại rác tại nguồn ở phường Nam Hà đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2019, tỷ lệ phân loại rác toàn phường đạt 76,3%. Năm 2020, tỷ lệ phân loại rác tại nguồn toàn phường đạt 76,4%. 

Để triển khai thí điểm việc phân loại rác tại nguồn, ngay từ đầu năm 2019, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng cho người dân về việc phân loại rác thải, UBND thành phố Hà Tĩnh đã phối hợp với các phường tổ chức cấp phát tren 8000 thùng đựng rác cho các hộ dân. Ngoài ra, các khu vực công cộng như vườn hoa, công viên, hồ điều hòa cũng được trang bị hệ thống thùng rác 2 ngăn để đảm bảo công tác phân loại rác. Năm 2019, tỷ lệ phân loại rác tại nguồn bình quân tại 4 phường thí điểm đạt 65,3%, trong đó tỷ lệ phòng trọ thực hiện phân loại rác chỉ đạt 3%, khối cơ quan chỉ đạt 14%. Năm 2020, công tác phân loại rác tiếp tục được triển khai tại 4 phường Bắc Hà, Nam Hà, Tân Giang, Trần Phú, tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và lũ lụt nên  tỷ lệ phân loại loại rác tại nguồn bình quân  chỉ đạt 57%, giảm  8,3% so với năm đầu thực hiện. Một số phường, tỷ lệ hộ dân tham gia phân loại rác  đạt dưới 50%. Nhiều khu dân cư công tác phân loại rác tại nguồn còn bộc lộ nhiều bất cấp, tỷ lệ hộ dân thực hiện phân loại rác đạt thấp.

Bên cạnh nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan của những khó khăn tồn tại trong công tác tổ chức phân loại rác tại nguồn chính là ý thức của một bộ phận người dân tham gia chưa cao; chính quyền một sô  địa phương chưa thực sự quyết liệt trong tổ chức thực hiện; sự phối hợp  giữa địa phương với Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh  trong kiểm tra, giám sát còn thiếu chặt chẽ; phương tiện thu gom rác chưa đồng bộ. Hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ còn hạn chế, chưa có đơn giá áp dụng cho rác thải đã được phân loại nên chưa khuyến khích được hộ dân. Đây là những vấn đề đòi hỏi chính quyền địa phương từ thành phố đến cơ sở cần có  giải pháp tích cực nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phân loại rác trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

Theo kế hoạch, từ năm 2021, đề án phân loại rác tại nguồn sẽ được thành phố Hà Tĩnh triển khai đồng bộ trên tất cả các phường, xã, với mục tiêu tỷ lệ phân loại rác thải tại nguồn ở các phường đạt trên 70%, tại các xã đạt trên 40% và phấn đấu tăng lên 90% trong những năm tiếp theo. Bên cạnh tuyên truyền thay đổi ý thức, TP Hà Tĩnh cũng đang điều chỉnh một số kế hoạch về quy trình thu gom để phù hợp với thực tiễn, hỗ trợ đầu tư phương tiện phù hợp, thường xuyên kiểm tra, giám sát ở các địa phương. Ở các phường, xã có điều kiện về không gian thì triển khai mô hình phân loại và xử lý rác thải hữu cơ làm phân bón tại hộ gia đình. UBND thành phố cũng đề nghị UBND tỉnh cần có các cơ chế chính sách đồng bộ, nhất là quy định đơn giá cho loại rác thải đã được phân loại; xây dựng lộ trình thu giá hợp lý cho từng loại đối tượng và giữa các địa phương.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập100
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm92
  • Hôm nay24,759
  • Tháng hiện tại575,472
  • Tổng lượt truy cập83,631,467
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây